Theo thuật phong thủy, vị trí đặt giếng trời rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất. Tuy nhiên nếu tuỳ tiện bố trí giếng trời thì hậu quả ngược lại.

Nhà mặt bằng méo mó thì giếng trời nên đặt vào các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) nhằm tạo hình vuông vức cho nội thất - Ảnh minh họa.


Việc mở giếng trời mục đích thu vào nhiều ánh sáng hay lưu thông không khí tốt (phong thủy gọi là cân bằng âm dương, mở giếng trời ở khoảng giữa chính là kích hoạt luồng khí, tăng tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ). Tuy nhiên nếu nhà không quá dài, diện tích nhỏ, không bị tối, không có những phòng bị kẹp giữa thì không nhất thiết phải mở giếng trời ở giữa mà chỉ cần tạo thông gió cho nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau (kết hợp với sàn nước, sân phơi) là đủ.

Mở giếng trời thậm chí gây nên chói chang, nhất là những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt (ngôn ngữ phong thuỷ gọi là gây ra mất cân bằng, Dương thịnh Âm suy).

Không gian giếng trời cũng nên là không gian sinh hoạt, đừng biến đây thành cái giếng hút khí đơn thuần. Tốt nhất là kết hợp giếng trời với hành lang để làm chỗ nghỉ ngơi thư giãn hoặc khoảng đặt cây xanh vốn luôn hiếm hoi trong điều kiện nhà ống hiện nay.

Nhà mặt bằng méo mó thì giếng trời nên đặt vào các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) nhằm tạo hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hay bên cạnh cầu thang khi cần tiết kiệm diện tích.

Tất nhiên, so giếng trời độc lập, cách làm đó không thông thoáng trực tiếp bằng nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ), khả năng luân chuyển nội khí vẫn rất tốt và chủ nhà có thể trang trí vách cầu thang trở thành một trục nhấn toàn nhà.

Khi mở giếng trời cần xem xét thực tế nhà nằm về phương hướng, nắng gió thế nào để bố trí mái che giếng trời có cấu tạo phù hợp để điều tiết ánh sáng, chống mưa tạt nắng gắt vào trong nhà. Với giếng trời để trống hoàn toàn như một sân trời thì việc thu nước mưa và tạo sân vườn, non bộ, xử lý tường bên hông, nền nhà… cần làm kỹ để tránh thấm dột và đạt hiệu quả sử dụng cao.

  • Kết hợp hoàn hảo giếng trời với tiểu cảnh tăng thêm tài lộc

    Kết hợp hoàn hảo giếng trời với tiểu cảnh tăng thêm tài lộc

    Việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt. Nó được coi như là phần quan trọng trong những thiết kế nhà ống hiện nay. Trong khoa học phong thủy, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.

  • Ảnh hưởng của vật liệu xây dựng tới vận mạng gia chủ

    Ảnh hưởng của vật liệu xây dựng tới vận mạng gia chủ

    Nhiều người quan niệm vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng tới vận mạng gia chủ, vậy chọn vật liệu có cần theo phong thủy không?

  • Làm nhà ống theo phong thủy, ngũ hành

    Làm nhà ống theo phong thủy, ngũ hành

    Đa phần nhà ở trong đô thị đều theo dạng hình ống. Ngoại trừ các khu quy hoạch mới được bố trí hợp lý, nhà ống cũ thường hạn chế về mặt môi trường sống bởi không gian hẹp và dài. Trường khí trong nhà ống vì thế có nhiều bất lợi và cần khắc phục từ hình thế bên ngoài đến cấu trúc bên trong.

  • Nhà mùa hè mát hơn nhờ một vài mẹo phong thủy

    Nhà mùa hè mát hơn nhờ một vài mẹo phong thủy

    Những đồ vật làm bằng chất liệu kim loại và thủy tinh trong suốt như bình hoa thủy tinh, bộ cốc chén bằng kim loại sáng bóng sẽ giúp bạn có được mùa hè mát hơn.

Đoan Trang (Báo Xây Dựng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

    Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

    Với nhà 2 tầng, giếng trời vừa là giải pháp kỹ thuật giúp cung cấp ánh sáng cho căn nhà thông thoáng hơn vừa là giải pháp giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

  • Cách thiết kế giếng trời nhà cấp 4 sao cho đẹp

    Cách thiết kế giếng trời nhà cấp 4 sao cho đẹp

    Với những căn nhà cấp 4, thiết kế giếng trời không chỉ giúp lấy ánh sáng, gió tự nhiên, tạo hiệu ứng thị giác giúp căn nhà trông thoáng đãng, mát mẻ mà còn có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.

  • Lưu ý gì khi đặt giếng trời ở cuối nhà?

    Lưu ý gì khi đặt giếng trời ở cuối nhà?

    Giếng trời cuối nhà không có nhiều ảnh hưởng đến không gian chung nên đây là vị trí tốt, giải pháp kỹ thuật để đón ánh sáng và thông gió, nhất là tại những căn nhà phố hẹp về chiều rộng và dài về chiều sâu....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.