CafeLand - Làm thế nào để thiết kế nội thất nhà phố có diện tích hẹp mà hình dáng lại góc cạnh rất khó sắp đặt? Điều đó đòi hỏi chủ nhà phải có một thiết kế kỹ lưỡng, thông minh để vừa khắc phục được những nhược điểm, lại vừa tạo ra một phong cách riêng nổi bật. Nếu bạn cũng là người có mắt thẩm mỹ song không đủ tự tin để tự thiết kế thì hãy theo dõi mấu thiết kế nội thất đẹp cho nhà phố nhỏ dưới đây.

Phòng khách sum họp gia đình

Phòng khách thường được bố trí ngay khu vực đầu tiên của nhà phố. Vì vậy, không gian phòng khách nên bố trí theo phong cách hiện đại, tối giản các chi tiết trang trí không cần thiết và tập trung thể hiện được trung tâm phòng khách là bộ sofa trắng mềm mại gợi được không khí thân mật nhưng vẫn sang trọng cho không gian nhỏ này.

Gam màu xám và vàng kem nên được lựa chọn là màu chủ đạo để tạo thiết kế hài hòa, có nhịp chuyển đều đặn để tránh sự gượng gạo trong thiết kế màu sắc của phòng khách. Không gian của bếp và khu vực bàn ăn nên nằm liền kề với phòng khách, ngăn cách bởi bình phong làm nền trang trí. Trong thiết kế này, thông thường cầu thanh nằm cận kề đó nên đã xén đi mất một khoảng đất nhỏ, khiến thiết kế bếp trở nên lồi lõm không còn vuông vức, trọn vẹn. Vì vậy, chủ nhà nên đổi hướng đặt cầu thang, vừa không làm mất mỹ quang của phòng khách lại giữ trọn được hướng nhìn đẹp phía mặt tiền đi vào nhà.

Không gian bếp tuy nằm cạnh khu vực bàn ăn và phòng khách nhưng nên được thiết kế tạo hẳn một gian phòng riêng, nửa kín - nửa mở giúp cho việc nấu nướng trong bếp không bị ngột ngạt. Bức tường chắn giữa cầu thang và bếp nên trở thành vách ngăn thứ 3 sau 2 vách ngăn chính của tường nhà. Mặt còn lại, hãy thiết kế xây môt bàn bar cao vuông góc tạo khoảng trang trí đẹp cho bếp, giữ được chiều dài kiến trúc nhà.

Phòng ăn tối giản nhưng không kém phần cuốn hút

Với đặc trưng nhà phố là hẹp và ngắn, không thể dành hẳn một không gian sắp xếp bàn ăn riêng biệt. Do vậy, các kiến trúc sư khuyên các gia đình nên chọn giải pháp đặt bàn ăn cạnh bếp. Lưu ý trong phòng ăn cần hạn chế máy móc .

Bộ bàn ghế ăn nên chọn gỗ nâu và gam trắng của đệm để màu sắc hài hòa, dễ chịu. Vài bức tranh tĩnh vật hoặc những món đồ yêu thích do chính tay các thành viên gia đình nên được chọn để trang trí trong khu vực này. Những vật nội thất tĩnh lặng tưởng chừng khô khan ấy sẽ làm tăng thêm sức sống cho không gian sinh hoạt chung của gia đình. Yếu tố thiên nhiên như một vài bình hoa, hay chậu cây cảnh nhỏ cũng nên được đưa vào để làm nên sự thi vị cho bữa cơm ấm cúng.

Phòng ngủ ấm áp đầy cảm hứng

Tầng 2 và tầng 3 nhà phố thường được chọn để bố trí các khu vực phòng nghỉ và phòng sinh hoạt riêng của gia đình, nên yếu tố yên tĩnh, thoáng đãng là những yêu cầu hàng đầu trong mỗi phương án thiết kế. Nội thất phòng ngủ của 2 vợ chồng chủ nhà nên là không gian thiết kế nhẹ nhàng, trầm ấm. Không gian phòng ngủ nên được bố trí đơn giản nhằm phát huy tối đa công năng chính của phòng là ngủ. Mọi thiết kế phụ trợ chỉ giúp việc nghỉ ngơi của gia đình thêm chất lượng.

Hầu hết, các vật dụng nội thất phòng ngủ nhà phố đều dùng gỗ làm thiết kế chính. Gam màu nâu của gỗ khiến không gian bình ổn, không quá tươi sáng và nổi trội so với tâm lý của nhiều người. Bên cạnh đó, thiết kế nội thất gỗ tuy đơn giản nhưng vẫn bám sát và vẫn phù hợp nhất với xu hướng thời trang cho gian phòng. Góc giải trí nhỏ nên được thiết kế ngay cửa ra vào, đối diện với giường ngủ, mang đến cho gia đình sự thuận tiện trong sinh hoạt.

Thiết kế nội thất phòng làm việc - Tận dụng không gian thừa

Hệ thống cầu thang trong mỗi căn nhà phố thường là khoảng không gian chết, tối tăm, ít được quan tâm, trang trí trong sinh hoạt gia đình. Hầu hết, khi bố trí cầu thang cho nhà phố các gia đình thường đẩy lùi khu vực này vào trong góc tối, nhằm tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của gia đình. Tuy nhiên, không gian sống này hoàn toàn có thể thay đổi mới lạ hơn, vừa phù hợp với thói quen sinh hoạt gia đình lại không làm nội thất nhà phố bị rời rạc.

Thiết kế góc làm việc cho từng thành viên trong gia đình theo yêu cầu tách rời với nội thất phòng ngủ tuy khó khăn nhưng nhìn chung lại tạo ra những lợi thế mới để cải thiện nội thất nhà. Nếu các không gian nhà phố của bạn không bố trí phòng ngủ ngay hệ thống cầu thang, thì có thể nhường một phần diện tích sinh hoạt đó cho phương án thiết kế nội thất phòng làm việc. Bố trí nội thất phòng làm việc theo hướng tận dụng khoảng "chết" trong kiến trúc nhà phố thì thiết kế nên gọn gàng, đảm bảo đủ ánh sáng.

Không gian phòng làm việc hãy chia làm 2 khu vực chính, gồm bàn làm việc và tủ sách. Thiết kế nên lấy chất liệu gỗ làm chất liệu phổ biến cho các thiết bị nội thất. Kệ sách phòng làm việc nên được thiết kế âm tường, chiếu sáng riêng trở thành vật dụng trang trí bên cạnh chức năng chính của mình.

Tâm An (Houzz)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.