Trên thế giới, nhiều nước có những căn hộ nhỏ với diện tích vài chục m2 nhưng điều đó chủ yếu là do nhu cầu trong từng giai đoạn nhất định.

Đây là một vấn đề nóng, gây khá nhiều tranh luận trong các tầng lớp xã hội. Theo độc giả [email protected] thì: “Những nước trên thế giới giàu hơn ta vài chục lần, tiến bộ hơn ta vài trăm năm như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật vẫn tồn tại và phát triển những căn hộ nhỏ, kể cả dưới 20m2. Thực tế cho thấy, căn hộ nhỏ diện tích 20 - 30m2 được xem là xu hướng toàn cầu. London là một điển hình, tại khu vực trung tâm có đến 40% số hộ chỉ có một thành viên, tại châu Á căn hộ nhỏ xuất hiện ở khắp các TP lớn như Hồng Kông, Singapore, Tokyo hay Seul…”.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, giảng viên khoa xã hội học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, thì, xã hội và nền kinh tế phát triển ngày càng cao thì đòi hỏi điều kiện sống hay nói cách khác là những không gian riêng ngày càng cao, phải có nhiều phòng chức năng và chuyên môn riêng, đảm bảo sự riêng tư cho từng cá nhân, ví dụ như phòng trẻ em, phòng bố mẹ,.... Đây là nhu cầu tất yếu và tồn tại với từng xã hội, từng dân tộc. “Thực tế, ở nước ta nhiều người phải sống trong những căn hộ chật chội. Phần nhiều là do hoàn cảnh của mỗi gia đình nên họ bắt buộc phải chấp nhận điều đó. Nhưng nó không có nghĩa là họ không có nhu cầu được sống rộng rãi hơn”, PGS.TS Loan nói thêm.

Trên thế giới, nhiều nước có những căn hộ nhỏ với diện tích vài chục m2 nhưng điều đó chủ yếu là do nhu cầu trong từng giai đoạn nhất định. Như tại Đức, một người độc thân sẽ chỉ ở căn hộ khoảng 30 – 40 m2 nhưng khi người đó lấy vợ thì anh ta sẽ chuyển sang căn hộ rộng rãi hơn. Còn tại nước ta, để sở hữu một căn hộ còn vướng bài toán giá thành. Tại sao giá nhà đất ở các nước trên thế giới lại rẻ hơn nước ta trong khi thu nhập bình quân của họ cao hơn? Đó phải chăng là nghịch lý, một nghịch lý được tạo nên từ thị trường BĐS nói riêng và thị trường nói chung?

Quả thật, thị trường BĐS hiện nay đang bị “đóng băng”, một “tảng băng” khó có thể phá vỡ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn lại cốt lõi của sự việc này. Nhiều dự án BĐS mới chỉ đang giai đoạn chuẩn bị nhưng đã được các chủ đầu tư huy động vốn 20 – 30%, có những nơi còn trên 50% giá trị nhà. Số tiền hiện nay đang đi đâu, về đâu? Một số doanh nghiệp còn đi vay NH để đầu tư nhưng hầu như không đúng với mục đích đi vay ban đầu. Số tiền đó đi đâu về đâu ? Chẳng lẽ nó lại bốc hơi (?). Câu trả lời xin dành cho một số chủ đầu tư và DN kinh doanh BĐS.

Nguyễn Tuấn (Pháp luật & Xã hội)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.