Trung Quốc tiếp tục mạnh tay với quan tham khi điều tra ra tài sản ngầm của các lãnh đạo địa phương và làm rõ mối quan hệ “mật thiết” giữa thị trường bất động sản và tham nhũng ở nước này.

Hôm thứ Ba (5/2), các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc cho biết các cơ quan chức năng của tỉnh Thiểm Tây đã bắt giữ Gong Ai’ai, một cựu giám đốc điều hành ngân hàng địa phương được chính phủ hậu thuẫn vì tội giả mạo các tài liệu mua bán bất động sản. Cảnh sát Bắc Kinh cho biết bà Gong sở hữu lên đến 41 tài sản bất động sản ở thủ đô. Đài CCTV đưa tin bà Gong còn sở hữu các tài sản khác ở Thiểm Tây, con số tổng cộng lên đến 45 bất động sản.

Bà Gong Ai-ai bị bắt vì tội giả mạo giấy tờ để mua bất động sản.

Theo quy định hiện tại, một số thành phố của Trung Quốc bị giới hạn trong việc mua nhà và thường mỗi người chỉ được mua không nhiều hơn 1 ngôi nhà. Tuy nhiên, các tài sản tích lũy được của bà Gong bị kết tội lại là một điều không rõ ràng.

Bà Gong nổi tiếng với biệt danh “chị Hai nhà đất” trên Internet của Trung Quốc. Bà đã bị tạm giam và chính quyền không đưa ra bất cứ bình luận nào. Tuần trước, các nhà chức trách cho biết đã có 7 người bị bắt giữ do giúp đỡ bà Gong mua tài sản dưới những cái tên giả.

Cũng trong ngày thứ Ba, tờ Tân Hoa Xã cho biết các cơ quan chức quyền sẽ điều tra vụ Zhao Haibin, một đảng viên Đảng Cộng sản ở tỉnh Quảng Đông, đang sở hữu một lượng quá nhiều bất động sản. Vụ việc đã từng được thổi còi từ năm 2012 sau khi các nhà chức trách xác định được ông này đã giả mạo giấy tờ để thực hiện hành vi của mình.

Ông Zhao là một quan chức cảnh sát ở thành phố Lục Phong, ông từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã rằng ông đã dùng chứng minh thư thứ hai của mình từ những năm 1990 để kinh doanh và phát triển một số dự án bất động sản. Ông cho biết ông không hủy bỏ chứng minh thư đầu tiên của mình vì “không có nhu cầu tại thời điểm đó, vậy tại sao tôi phải làm? Điều đó chẳng có gì sai cho đến năm ngoái, trước khi (họ) nói rằng một người không thể có hai chứng minh thư”.

Tuy nhiên khi Tân Hoa Xã hỏi về việc liệu ông có hơn 100 bất động sản như đã bị tuýt còi không thì ông này từ chối và khẳng định việc xây dựng tài sản của ông là do kết hợp cùng anh trai và ông đã bán toàn bộ số bất động sản đó.

Vào cuối tháng 2, Zhai Zhenfeng, một quan chức cũ ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam bị bắt giữ sau khi có những lời cáo buộc ông này có khoảng 30 bất động sản trên mạng.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã kêu gọi những nỗ lực mới để chống tham nhũng, mô tả nó như là mối đe doạn đối với quyền lực của Đảng Cộng sản. Một số học giả Trung Quốc đã kêu gọi việc công khai tài sản bất động sản của các quan chức Trung Quốc, giống như cách được áp dụng cho các quan chức Mỹ hiện nay. Những người khác kêu gọi thiết lập thuế tài sản như là một công cụ chống tham nhũng và giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng rộng của Trung Quốc.

Các chuyên gia bất động sản của Chính phủ Trung Quốc cho rằng luật thuế này có thể được triển khai sớm và sẽ được thử nghiệm tại các thành phố như Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Châu, bao gồm cả luật công bố tài sản.

Thuế bất động sản liên quan chặt chẽ với việc chống tham nhũng ở Trung Quốc. “Việc công bố thông tin tài sản sẽ là điều kiện tiên quyết để đánh giá các loại thuế bất động sản”, ông Li Yiping, một giáo sư kinh tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh cho biết. Ông nói thêm rằng thuế bất động sản “phục vụ ba mục đích: kiềm chế giá nhà đất, đấu tranh chống tham nhũng, và thứ ba, chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích công bằng xã hội.”

Quyền sở hữu là một trong những chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc. Sở hữu bất động sản được xem như là khoản đầu tư hàng đầu cho một tầng lớp dân số giàu có ở nước này. Bất động sản là phương tiện đầu tư phổ biến ở các quốc gia có những giới hạn về đầu tư ra nước ngoài và thị trường chứng khoán. Nó đang trở thành một hoạt động kinh doanh tồi tệ nhất trên thế giới hiện nay. Bắc Kinh đang cố gắng chặn đứng tình trạng đầu cơ bất động sản bằng việc hạn chế quyền sở hữu căn nhà thứ hai.

Hành vi của bà Gong bị phát hiện dựa trên hệ thống đăng ký hộ gia đình của Trung Quốc, được biết đến như hộ khẩu, một hệ thống nhằm hạn chế cư dân nông thôn tràn vào thành phố. Bà Gong là cấp phó của người đứng đầu Ngân hàng thương mại nông thôn ở Thiểm Tây. Theo Bộ Công an Trung Quốc, bà được các nhân viên cảnh sát ở Thiểm Tây, Sơn Tây và Bắc Kinh giúp đỡ từ năm 2004-2008, cho phép bà mua nhiều bất động sản dưới các tên khác nhau.

Trung Quốc đã bắt giữ 7 người liên quan đến vụ bê bối, trong đó có 4 nhân viên cảnh sát. Trong những năm gần đây, 121 nhân viên cảnh sát đã bị trừng phạt vì tội liên kết gian lận hộ khẩu. Hiện cảnh sát nước này đã tăng cường giám sát hệ thống đăng ký hộ khẩu và cam kết sẽ sửa chữa hồ sơ giả và hồ sơ bị nhân bản.

  • Mỹ kiện Standard & Poor's “làm bậy”

    Mỹ kiện Standard & Poor's “làm bậy”

    Chính phủ Mỹ khẳng định, tập đoàn thẩm định tài chính Standard & Poor's có biết rõ việc họ thổi phồng giá trị trái phiếu địa ốc, khiến đưa đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. <br/br>

  • Cấp giấy phép xây dựng tại Úc bất ngờ giảm mạnh

    Cấp giấy phép xây dựng tại Úc bất ngờ giảm mạnh

    CafeLand – Trong tháng 12, số lượng đăng ký giấy phép xây dựng tại Úc bất ngờ giảm lần thứ 2 trong vòng 3 tháng gần đây và có chiều hướng giảm tiếp. Điều này dự báo nền kinh tế Úc đang trở nên yếu ớt hơn trong thời gian qua. <br/br>

Minh Anh (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.