CafeLand – Có nhiều tiền, thậm chí “ngập” trong tiền bởi các gói tín dụng hỗ trợ nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa có sự chuyển biến nhiều. Bên cạnh đó, giá nhà đất vẫn còn cao so với khả năng chi trả thực tế của người mua nhà. Do vậy, việc các chủ đầu tư rục rịch tăng giá vẫn còn là quá sớm trong thời điểm hiện tại. Đây là những thông tin gây nhiều sự chú ý trong tuần qua.

Bất động sản sẽ “ngập” trong tiền?

Hình minh họa.

Điều gì khiến người ta cứ muốn đổ tiền vào nơi đang chôn cả đống tiền của cả doanh nghiệp địa ốc, ngân hàng, của những nhà đầu tư, những người đang muốn thoát khỏi bất động sản. Điều gì sẽ xảy ra nếu như có hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn tỉ đồng tiếp tục bơm vào thị trường bất động sản?

Quá sớm khi "dọa" tăng giá nhà đất

Dù căn hộ có chút ít nhích giá nhẹ sau 3 năm liên tiếp giảm giá nhưng vẫn chưa thể khẳng định giá nhà sẽ tăng trong suốt cả năm, khi hiện tại ở nhiều dự án, giá biệt thự liền kề còn rẻ ngang chung cư

Chuyên gia Nhật: Giá nhà đất ở Hà Nội là quá cao

Thu nhập của người dân Việt Nam kém người Nhật Bản 31 lần nhưng giá đất ở các vùng ngoại ô của Hà Nội là tương đương Tokyo.

"Kết quả này thật đáng ngạc nhiên khi khoảng cách thu nhập giữa hai nước là rất lớn. Sử dụng tỉ giá danh nghĩa chuyển đổi, trong năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản là cao hơn của Việt Nam 31 lần" - ông Kenichi Ohno nói.

Gói 30.000 tỷ: Đi chậm, có chắc?

“Gói 30.000 tỷ không phải là gói tiêu càng nhanh càng tốt mà phải có tiêu chí bình bầu”, ông Phạm Trung Tuyến - Vụ trưởng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách Nhà ở và thị trường bất động sản cho biết khi nói về tiến độ giải ngân chậm chạp của gói 30.000 tỷ.

Năm 2013, thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, vì thế Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hướng dẫn gỡ khó cho thị trường bất động sản, trong đó có việc dành 30.000 tỷ nhằm giúp những người thu nhập thấp có chỗ ở, từ đó tạo cú hích cho bất động sản. Tuy nhiên, trên thực tế tồn kho thị trường bất động sản vẫn rất lớn và nợ xấu tăng cao.

Mua bán bất động sản: “Khó khăn của anh, cơ hội của tôi”

Nhiều giao dịch mua bán, sáp nhập lớn trong lĩnh vực bất động sản đã và đang được thực hiện âm thầm trong hai năm qua tại Việt Nam.

Lâu nay, có nhiều nhà đầu tư ôm hàng chục dự án nhưng không thể bán được gì. Nhiều công ty nợ nhiều, mất thanh khoản, buộc phải bán dự án, duy trì tồn tại. Khi đó, họ buộc chọn dự án “hoa hậu” của họ, tức dự án tốt nhất về vị trí, pháp lý của họ để tồn tại. Đấy là cơ hội cho những nhà đầu tư mới.

Lộ diện "ông chủ" thực của tòa nhà FPT 89 Láng Hạ

Sau những tháng ngày bất động, dự án hai mặt tiền Láng Hạ - Thái Hà của “đại gia” FPT mấy ngày gần đây lại thấy thi công trở lại. Khu đất “vàng” này cũng dần hé lộ ông chủ thực sự…

Nếu theo nghị quyết của HĐQT FPT năm 2009, Cty TNHH Bất động sản FPT được giao là đơn vị quản lý dự án, nhưng trong các báo cáo của FPT gần đây, doanh nghiệp này không còn thấy tên trong số 11 Cty con của Tập đoàn. Theo đó, chỉ có tên Cty TNHH Tháp Láng Hạ, có địa chỉ tại 89 Láng Hạ với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn quản lý bất động sản.

Thịnh Châu (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.