Trước mùa đại hội cổ đông, do thua lỗ, nhiều DN BĐS đang đau đầu về việc chi trả cổ tức ra sao khi lợi nhuận trong năm qua hầu như không có, thậm chí thua lỗ. Tình thế đẩy các lãnh đạo tới chỗ tìm cách tránh mặt và lo sợ khi đối diện với cổ đông trong ngày đại hội.

Lơ chuyện trả cổ tức

Giám đốc một DN BĐS ở TP.HCM chia sẻ, mùa ĐHCĐ năm nay, ông lo ngại và hồi hộp nhất là giải bày với cổ đông vấn đề cổ tức. Ban quản trị sẽ nói sao để cổ đông thông cảm và chấp nhận sự thật DN không đủ khả năng chi trả cổ tức là vô cùng khó. Tính đến thời điểm này, theo thống kê sơ lược, có rất ít DN trả cổ tức trong năm 2012.

Rà soát kỹ trong lĩnh vực bất động sản, mới có 6 doanh nghiệp thông báo trả cổ tức năm 2012, bằng 20% năm ngoái như. Đáng chú Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL), Công ty cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR), Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HDG)... đến nay vẫn chưa có thông báo về việc chi trả cổ tức.

Một thống kê từ các DN niêm yết chỉ ra rằng, số lượng DN BĐS, xây dựng có lịch trả cổ tức trong năm qua chỉ bằng 1/5 so với năm trước đó. Như vậy, số DN đã trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2012 chỉ chiếm khoảng 20 đơn vị trong khối DN BĐS niêm yết. Việc ngành bất động sản giảm số công ty trả cổ tức 2012 là điều có thể dự báo trước. Bởi trước đó, dù gần thời điểm cuối năm, một loạt công ty xây dựng vẫn xin cổ đông cho giảm chỉ tiêu kinh doanh.

Nhưng về kế hoạch năm 2013, lãnh đạo nhiều công ty cho rằng sẽ trình đại hội thông qua phương hướng kinh doanh năm 2013 với các chỉ tiêu khá thận trọng, thậm chí còn đề nghị các cổ đông phê duyệt việc ủy quyền soát xét và điều chỉnh một trong số các chỉ tiêu chủ yếu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong biên độ trên dưới 10% cho phù hợp với tình hình biến động của thị trường.

Kế toán trưởng của công ty BĐS ở TP.HCM cho hay, mục tiêu bán được 1 dự án ở TP HCM dù đạt được chắc chắn khiến công ty phải ghi nhận khoản lỗ lớn. Nếu kịch bản trên không xảy ra, công ty sẽ không có doanh thu, nợ tăng lên và không có vốn để triển khai các dự án khác mà kỳ vọng có thể sinh lời sau 3-4 năm tới.

Công ty cảm thấy ám ảnh khi kỳ ĐHCĐ đang đến gần, không biết giải thích thế nào với các cổ đông để họ hiểu và thông cảm với tình thế hiện nay chứ chưa nói đến việc trả cổ tức.

Đoán trước được tình hình một số doanh nghiệp đã không đề cập tới việc chi trả cổ tức từ kỳ đại hội trước như một cách tìm kiếm sự thông cảm từ cổ đông. Tuy nhiên sự im lặng đã đồng nghĩa với chưa chia cổ tức. Hơn nữa, nhiều cổ đông vẫn chưa có doanh nghiệp nào gửi tài liệu trước cho cổ đông tham khảo. Như vậy việc mù mờ về thông tin cũng như mức cổ tức thế nào vẫn chưa được biết cụ thể.

Sự suy giảm quá mạnh của giá cổ phiếu cũng như tình hình kinh doanh đang khoét những cái hố rất sâu, rất rộng giữa ban điều hành doanh nghiệp và các cổ đông lớn. Đã có doanh nghiệp khi HĐQT ra nghị quyết xin điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cổ đông lớn viết thư bày tỏ sự bực dọc, đồng thời tuyên bố thẳng rằng, sẽ không bỏ phiếu thông qua.

Thậm chí, từ sự bực dọc vì kết quả hoạt động của DN không như ý, có cổ đông lớn chuyển sang sách nhiễu, làm ảnh hưởng tới sự tập trung của ban điều hành vốn đang vất vả chèo lái con thuyền DN vượt qua khó khăn.

Bỏ tiền tỷ mà không có lãi

Tình hình của các cổ đông của cũng khá ảm đạm, khi phải thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 0 đồng tại năm 2012. Dự kiến toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh năm 2012 chỉ vừa đủ để bù đắp khoản lỗ từ hoạt động khác và trích lập dự phòng. các cổ đông không khỏi lo lắng khi lãnh đạo công ty cho biết, hàng tồn kho đang còn nhiều và bên cạnh đó nhiều dự án đầu tư cũng gặp trục trặc.

Nhiều doanh nghiệp ở mùa ĐHCĐ trước đưa ra kế hoạch chi trả cổ tức cao để tạo sự đồng thuận cho cổ đông nhưng diễn biến hiện tại lại không như kế hoạch. Chỉ số lợi nhuận khá thấp khiến nhiều doanh nghiệp không kham nổi mức cổ tức đã đề ra trước đó và có thể sẽ khất dần với cổ đông.

Một nhà đầu tư cho hay: "Mùa đại hội trước lãnh đạo công ty đưa ra kế hoạch kinh doanh, dự án hiệu quả và đặc biệt là mức chi trả cổ tức cho năm 2012 lên đến 20% cũng làm cho phần lớn cổ đông hồ hởi. Tuy nhiên, hết niên độ tài chính vừa qua với tình hình lợi nhuận không như mong muốn thì mức cổ tức trên khó mà thực hiện được. Mặc dù bị tác động với nhiều lý do nhưng việc sụt giảm cổ tức cũng khiến cổ đông chúng tôi hụt hẫng".

Cũng cảm thấy sốt ruột về đồng vốn mình đầu tư, một cổ đông cho biết: "Nhiều năm qua tôi không có thói quen tham dự các kỳ ĐHCĐ mặc dù là cổ đông của nhiều công ty. Tuy nhiên tình hình hiện tại cần phải xem kỹ tài liệu chuẩn bị câu hỏi thắc mắc, xem xét về chiến lược tình hình kinh doanh của công ty mình nắm cổ phần trong kỳ đại hội. Đây là việc cần làm để quản lý nguồn vốn của mình hiệu quả hơn. Để biết công ty có sử dụng nguồn vốn huy động này cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không mà cổ tức bị khất dần như thế?"

Giám đốc tài chính một công ty BĐS tại TP.HCM chia sẻ: "Để tránh tình trạng khất lần cổ tức từ năm này sang năm khác công ty vẫn phải gắng gượng để chi trả cổ tức cho cổ đông trong năm nay. Mặc dù tỷ lệ cổ tức ở mức rất thấp nhưng có chia vẫn tạo được niềm tin cho cổ đông hơn khi doanh nghiệp đã rất nỗ lực. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp cố gắng xoay xở để đối phó với nguy cơ rút vốn của của đông".

  • Chọn đúng người để “cứu”

    Chọn đúng người để “cứu”

    Trong năm 2012, ngành xây dựng, bất động sản có 17.000 doanh nghiệp thua lỗ, 2.637 doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc giải thể. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, riêng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng tới 24,1%. Đây là thực trạng quá nặng nề, không chỉ gây đình trệ sản xuất cho nhiều ngành khác làm ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế-xã hội, mà còn tác động lớn tới thanh khoản của ngân hàng và thu ngân sách Nhà nước. Nghị quyết 02 của C

  • Kêu trời vì đô thị bỏ hoang - Bài 2:  Tràn lan dự án chôn tiền

    Kêu trời vì đô thị bỏ hoang - Bài 2: Tràn lan dự án chôn tiền

    Những đợt sốt nóng, cấp phép dự án tùy tiện đã để lại những hậu quả khó lường. Tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc... hàng trăm dự án nhà ở, phát triển đô thị bỏ hoang tràn lan nhìn rất xót xa. Còn đại diện lãnh đạo nhiều tỉnh, thành chỉ biết lắc đầu than: “khó gỡ”!? <br/br>

  • Nhà tồn kho khó “gắn” nhà ở xã hội

    Nhà tồn kho khó “gắn” nhà ở xã hội

    Hiện nay tất cả các giải pháp tháo gỡ tồn kho địa ốc đều tập trung vào cú hích nhà ở xã hội. Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế nhà ở xã hội khó gánh nổi đống nhà tồn kho bị ế!

Nam Phong (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.