Ngày 27/3, Bộ Thương mại Mỹ đã ra quyết định sơ bộ về chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép ống của hai quốc gia là Việt Nam và Ấn Độ xuất khẩu vào nước này.

Theo đó, thép ống nhập khẩu từ Ấn Độ có thể được áp thuế chống trợ cấp lên tới 289,95% và hơn 8% đối với thép ống của Việt Nam. Trong khi đó, thép nhập từ Oman và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong khi đó không bị áp thuế.

Được biết, Công ty TNHH chế tạo máy Hongyuan Hải Phòng được hưởng trợ cấp ở mức 8,06% và sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá. Còn Công Ty TNHH thép SeAH Việt Nam chỉ hưởng trợ cấp ở mức 0,04%, mức được coi là thấp và không phải chịu thuế bán phá giá.

Quyết định sơ bộ nói trên dựa trên cuộc điều tra mà Bộ Thương mại Mỹ tiến hành sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) bỏ phiếu với tỷ lệ 5/0 chấp thuận đơn kiện của bốn công ty sản xuất ống thép của Mỹ gồm Allied Tube và Conduit, JMC Steel Group, Wheatland Tube và United States Steel Corporation hồi tháng 12/2011

Dự kiến, Bộ Thương mại Mỹ sẽ thực hiện cuộc điều tra cho tới tháng 9/2012 trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ống thép của Việt Nam và Ấn Độ.

Lượng ống thép nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia

Ước tính mỗi năm, Mỹ nhập khẩu lượng ống thép có giá trị khoảng 64,5 triệu USD từ Ấn Độ, 53,9 triệu USD từ UAE, 50,1 triệu USD từ Việt Nam và 28,1 triệu USD từ Oman để sản xuất hệ thống máy bơm, máy điều hòa, phun nước.

Việt Nam và Ấn Độ là 2 trong số nhiều quốc gia bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp để bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ không có đủ sức cạnh tranh. Trong đó, Trung Quốc là nước có nhiều vụ và mặt hàng nhất. Tính riêng trong năm 2010, đã có tới hơn 90 mặt hàng phải chịu ít nhất một trong các loại thuế trên do Bộ Thương mại Mỹ áp đặt.

Thanh Trúc (CafeLand)Theo TTXVN/Reuters
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.