Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Standard Chartered ở Thượng Hải, cho rằng: “Nếu có bên nào đó đang in tiền ồ ạt, chính là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, không phải FED.”
Việc chính phủ Trung Quốc ngại ngần trong nâng giá đồng nhân dân tệ đã hạn chế khả năng kiềm chế lạm phát của nước này và cản trở việc kinh tế Trung Quốc phát triển theo hướng kích thích nhu cầu nội địa.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn tiếp tục bơm thanh khoản vào thị trường, tăng trưởng cung tiền trong tháng 11/2010 đạt 19% so vói cùng kỳ năm trước (theo dự báo của các chuyên gia).

Ông Fred Hu, cựu chuyên gia nghiên cứu tại Goldman Sachs Group ở Trung Quốc, cho rằng tăng trưởng cung tiền chỉ nên ở mức từ 15 đến 16%.

Trung Quốc cho đến nay vốn đã trì hoãn nâng lãi suất cơ bản bởi điều này sẽ gây áp lực lên đồng nội tệ mà các quan chức kinh tế Trung Quốc nỗ lực hạ giá thấp để kích thích xuất khẩu.

Chiến lược này sẽ khiến lạm phát của Trung Quốc năm 2010 vượt 4%, mức cao nhất trong 3 năm. Hậu quả tất yếu: tiêu dùng giảm và các ngành nội địa thu lợi nhuận thấp hơn.

Dự báo về chính sách tiền tệ, tăng trưởng GDP và lạm phát của Trung Quốc năm 2011

Các chuyên gia dự báo lãi suất huy động và cho vay tại Trung Quốc trong năm 2011 sẽ tăng khoảng 1%.

GDP năm 2011 sẽ tăng trưởng được 9,2% trong khi đó con số tăng trưởng của năm 2010 theo ước tính của Ngân hàng Thế giới đạt 10%.

Tháng 10/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng mỗi loại lãi suất trên thêm 0,25%, lãi suất tại Trung Quốc như vậy vẫn thấp hơn nếu so với Malaysia, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.

Lạm phát năm 2011 tại Trung Quốc được dự báo ở mức 4,2%, không thay đổi nhiều so với mức cao nhất trong 2 năm là 4,4% vào tháng 10/2010.

Lãi suất tiền gửi thực tế như vậy âm, sức tiêu dùng của các hộ gia đình bị hạn chế bởi việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Ngày 03/12/2010, Trung Quốc công bố kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn trong năm 2011 trong khi đó vẫn đảm bảo kích thích tài khóa. Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách tài khóa tích cực và chính sách tiền tệ thận trọng. Trước đó những người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ nới lỏng.

Thực hiện dần dần

Ông Li Daokui, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong bài phát biểu mới nhất dự báo Ngân hàng sẽ nâng lãi suất dần dần bởi chính sách nếu thắt chặt quá nhanh sẽ khiến thị trường bất động sản và chứng khoán chịu nhiều bất ổn.

Dù quan chức Trung Quốc đổ tội cho FED về kế hoạch 600 tỷ USD sẽ tạo ra dòng vốn ồ ạt vào nhóm thị trường mới nổi và đẩy cao giá tài sản, hiện chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy thanh khoản tại Mỹ tăng ồ ạt.

Tháng 10/2010, so với cùng kỳ tăng trưởng cung tiền M2 tại Mỹ đạt 3,3%. Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ, không tính giá thực phẩm, năng lượng, tăng 0,6% so với cùng kỳ, mức thấp kỷ lục trong hơn 40 năm.

Ông Stephen Green, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Standard Chartered ở Thượng Hải, cho rằng: “Nếu có bên nào đó đang in tiền ồ tạt, đó chính là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chứ không phải FED tại Mỹ.” Áp lực giá cả đối với người Trung Quốc lớn hơn nhiều so với mọi con số công bố chính thức.

Thăng dư thương mại năm 2011 đạt 183 tỷ USD?

Các chuyên gia kinh tế hiện đang dự báo thặng dư thương mại của Trung Quốc năm 2011 đạt 183 tỷ USD, một con số quá ấn tượng.

Thặng dư thương mại trong 10 tháng đầu năm 2010 đã đạt 148 tỷ USD, chính sách tiền tệ hiện tại của Trung Quốc đang hỗ trợ rất tốt cho xuất khẩu.

Theo chủ tịch FED, Trung Quốc không thể độc lập về chính sách tiền tệ chừng nào còn ghìm giá đồng nhân dân tệ.

Từ khi Trung Quốc công bố bỏ chế độ neo tỷ giá đồng nhân dân tệ vào đồng USD ngày 19/06/2010, gần 6 tháng qua, đồng nhân dân tệ tăng giá chưa đầy 3% so với đồng USD. Cuối ngày hôm qua, đồng nhân dân tệ giao dịch ở mức 6,65 nhân dân tệ/USD. Tỷ giá đồng nhân dân tệ được dự báo lên mức 6,25 nhân dân tệ/USD ở thời điểm 31/12/2011.

Cafeland.vn - Theo Bloomberg/Cafef
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland