Việc quy hoạch, khai thác quỹ đất đặt ra nhiều vấn đề thời cơ và thách thức cho sự phát triển kinh kế lâu dài và bềnh vững tại địa phương. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh cụ thể từng địa phương ở Quảng Nam, vấn đề về quy hoạch, khai thác quỹ đất có nơi đặc biệt cần, nhưng có chỗ thì e dè và thận trọng…

Thị xã Điện Bàn coi việc khai thác quỹ đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.

Nơi cần được ưu ái!

Là địa phương có vị trí chiến lược giáp ranh TP. Đà Nẵng, tuy nhiên thị xã Điện Bàn và TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam lại đang có sự đối lập trong tầm nhìn chung về vấn đề quy hoạch và khai thác quỹ đất.

Vừa qua, trong buổi trả lời trước báo giới, ông Lê Trí Thanh- Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (hiện giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam), cho biết: ”Điện Bàn giờ đã trở thành thị xã, vấn đề quy hoạch khu đô thị đang được chính quyền tập trung cân nhắc. Điều đặc biêt, tập trung vào nguồn lực khai thác quỹ đất, giống như TP. Đà Nẵng đã làm trước đây”.

Cũng theo ông này, trước đây, Điện Bàn chỉ hưởng được 50% nguồn thu từ khai thác quỹ đất ở các dự án ven biển. Tuy nhiên, vì địa phương trở thành thị xã cần có những cơ chế hỗ trợ riêng, Điện Bàn đã được tỉnh Quảng Nam đồng ý cho phép sử dụng 70% nguồn thu từ khai thác quỹ đất ở các dự án nêu trên. Tỉnh Quảng Nam còn hỗ trợ 70% giá trị thuế đất xây dựng một số tuyến đường huyết mạch, đặc biệt hỗ trợ tốt nhất cho việc xây dựng một số cây cầu.

Bên cạnh đó, ông Thanh còn nhận định, vấn đề về khai thác quỹ đất là điểm sáng tối ưu để phát triễn chuỗi đô thị Điện Bàn theo hướng từ Đông sang Tây, đây là nguồn lực cho sự phát triễn kinh tế ở địa phương. Khai thác quỹ đất tập trung theo 2 hướng đầu tư cơ sở hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất và giải phóng mặt bằng, giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư, triển khai các dự án.

Chỗ thận trọng

Khác với Điện Bàn, tại TP. Hội An có sự phát triển nổi bật về kinh tế nhiều năm qua, tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ mà cốt lõi là du lịch. Tuy nhiên, trước sự phát triển chung của kinh tế địa phương, đòi hỏi nhiều vấn đề thách thức đặt ra cho đô thị cổ này về khai thác quỹ đất.

Vừa qua, trong kỳ họp HĐND thành phố Hội An, kỳ họp thứ 13, chính ông Nguyễn Sự - Chủ tịch HĐND thành phố đã căn dặn về vấn đề quy hoạch và khai thác quỹ đất tại địa phương. Ông Sự nói:” Hội An không chú trọng đến vấn đề về khai thác quỹ đất và cũng coi đây không phải là yếu tố cơ bản để phát triễn kinh tế tại địa phương”.

Những ngày gần đây, để tìm hiểu tình hình, chúng tôi đã trực tiếp khảo sát tình hình quy hoạch, khai thác quỹ đất tại một dự án ven sông Đế Võng (một nhánh của sông Cổ Cò), đoạn qua P. Cẩm An, TP. Hội An thì khá bất ngờ, khi một đoạn của dự án có chiều dài hàng trăm mét và gần chục mét theo chiều ngang bị lấn ra sông Đế Võng.

Dự án triển khai, nhiều ao tôm bị san lấp, bờ sông trở nên hoang hóa vì cây cối, cảnh quan ven bờ bị san lấp. Hơn nữa, đây là con sông được chú trọng, quan tâm đến vấn đề nạo vét, khơi thông nhằm mục đích phát triển kinh tế lâu dài, bền vững chạy dọc từ Hội An ra Đà Nẵng đã bị thu hẹp, dù phần thu hẹp chưa đáng kể.

Việc quy hoạch khai thác quỹ đất đặt ra nhiều vấn đề thời cơ và thách thức cho sự phát triễn kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Sự, Hội An không chú trọng đến vấn đề này, theo đúng bản chất của thành phố du lịch sinh thái văn hóa cần thiết có sự “chèn chống và giữ gìn”.

Trong thực tế, việc khai thác quỹ đất là vấn đề cốt yếu góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế mà nhiều địa phương “ thèm muốn”. Tuy nhiên, bản chất của thực tiễn là khai thác và sử dụng quỹ đất cần có sự phù hợp và tính toán kỹ lưỡng cho sự phát triễn bền vững và lâu dài.

Bài học về việc khai thác quỹ đất ồ ạt ven biển, thiếu cân nhắc đã đưa đến thực trạng nhiều dự án treo tại Đà Nẵng. Chưa kể, vấn đề về quy hoạch đôi bờ sông Hàn tạo nên làng sóng phản ứng dữ dội của dư luận và giới chuyên gia đã đẩy chính quyền thành phố này đến việc mất lòng doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Việc quy hoạch, khai thác quỹ đất tại Đà Nẵng là một bài học lớn mà chính quyền thị xã Điện Bàn và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cần cân nhắc quan tâm. Đừng để “ nước đến chân rồi mới nhảy” vì thiếu tính toán kỹ lưỡng ban đầu mà phải mất lòng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chưa kể đến vấn đề phát triễn kinh tế không đảm bảo tính bền vững lâu dài trong tương lai.

Phước Bình (Lao Động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.