Các nhà quan sát đang tự hỏi quốc gia nào sẽ tiếp nối sự phát triển của ngành sản xuất “giá rẻ” ở Trung Quốc.

Khi các nhà quản lí lựa chọn địa điểm đặt nhà máy sản xuất, quyết định của họ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và chi phí là một trong số đó. Nhưng chi phí có nhiều loại và cũng chuyển biến vô cùng.

Ngoài phí lao động, họ còn phải chi cho các nguyên liệu thô, sức lực, vận chuyển v.v… Tiền tệ cũng luôn luân chuyển, các địa điểm hôm trước có giá thành rẻ lại rất có thể trở thành “hố chôn tiền” trong mai sau.

Mức lương cho người lao động đang gia tăng tăng ở Trung Quốc gần đây đã trở thành một sự kiện đáng chú ý và các nhà quan sát đang tự hỏi quốc gia châu Á nào sẽ tiếp nối sự phát triển của ngành sản xuất “giá rẻ” này?

Lương bình quân trong nhà máy đã gấp hơn 5 lần so với năm 2004, tính theo tỉ giá nhân dân tệ lúc đó. Tuy nhiên, tỷ giá đồng nhân dân tệ lại tỷ lệ thuận với năng suất, nên tóm lại doanh nghiệp cũng không lời lãi được bao nhiêu. Một số quốc gia khác cũng có sự thay đổi về tỷ giá, ví dụ như Mỹ và Mexico đang có giá cả phải chăng hơn, Brazil thì trái lại.

Một nghiên cứu mới của Boston Consulting Group (BCG), một công ty tư vấn quản trị, đã đưa ra các con số thống kê, cho thấy quốc gia nào hiện đang có chi phí sản xuất “dễ chịu” nhất.

BCG nghiên cứu 25 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới và rút ra số liệu về chi phí sản xuất, trong đó bao gồm lương cho công nhân, điện năng, khí gas tự nhiên và tỷ số tiền tệ hiện thời, tính dựa theo một công ty Mỹ điển hình.

Danh sách 25 quốc gia xuất khẩu hàng đầu Thế giới 2014 ( lấy Mỹ làm chuẩn = 100 điểm )

Mỹ và Mexico được xem là “các ngôi sao mới nổi”. Mỹ với mức lương hạn chế và nguồn nguyên liệu giá rẻ đã thu hút nhiều nhà đầu tư. Trong khi đó, mức lương của Mexico trong một thập kỷ qua không tăng quá 50% (tính theo đồng dollar), đồng nghĩa với chi phí sản xuất rẻ hơn 13% so với Trung Quốc. Chi phí năng lượng xuống giá nhiều lần cũng đã làm tăng sức cạnh tranh của Mexico.

Trái lại, 5 quốc gia trước đây được coi là “rẻ” giờ lại phải gặp khá nhiều áp lực. Ngoài Trung Quốc, ta có Brazil, Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Brazil chưa bao giờ là một quốc gia có sức cạnh tranh về giá cả, và các vấn đề chính trị ở Nga đã cản trở đầu tư vào đất nước này, mặc dù ở đây chi phí năng lượng rất thấp.

Nhưng bất ngờ hơn cả là 2 quốc gia trung tâm và phía Tây châu Âu. Năng suất của Ba Lan hiện rất khả quan, nhưng mức lương lại tăng chóng mặt. Việc đồng tiền ngày càng có giá, kết quả của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, cũng đè nặng thêm áp lực lên Ba Lan.

Chi phí có tầm quan trọng khác nhau tới các nhà sản xuất khác nhau, chi phí lao động ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất quần áo hơn, còn nguồn năng lượng rẻ lại thuận lợi hơn cho ngành công nghiệp hóa chất.

Còn nhiều điều hơn thế đến mức ngay cả một bảng thống kê hoàn hảo nhất cũng không thể bao quát nổi. Thị trường châu Âu vẫn là một lợi thế cho Ba Lan và Séc.

Nhóm yếu tố địa phương – gồm công nhân, cơ sở hạ tầng và tay nghề - là một lợi thế về lâu dài, giống như trường hợp của Trung Quốc. Nhưng khi lợi thế về chi phí của một đất nước như Trung Quốc hay Nga bị mất đi, các yếu tố không thể đong đếm được như suy thoái lại có tầm quan trọng hơn.

Nếu một quốc gia “giá rẻ” chỉ có chi phí thấp hơn vài % tính theo chi phí thông thường, nhưng lại đi kèm với nhiều rắc rối khác ( chính trị, tiền tệ.. ) thì việc cân nhắc so đo sẽ chẳng có nghĩa lí gì.

Vậy nên, suy cho cùng, những thứ thoạt đầu ta tưởng là rẻ giờ lại trở nên khá đắt đỏ.

"Trung Quốc không còn muốn là công xưởng của thế giới nữa, mà muốn chuyển đổi thành nền kinh tế tri thức giá trị cao", Giáo sư Pietra Rivoli ở Đại học Georgetown cho biết.

Biểu hiện rõ nét của tình trạng này là ngày có càng nhiều công ty lớn chuẩn bị rời Trung Quốc, có xu hướng dịch chuyển sang một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, điển hình là Indonesia.

"Indonesia có nhiều tiềm năng để chiếm vị trí số 1 trong ngành sản xuất ở châu Á nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế và chính trị”, Wellian Wiranto, chuyên gia kinh tế đến từ Ngân hàng OCBC, nhận định.

Nó là điềm báo cho các quốc gia như Trung Quốc và Nga, nơi mà giá cả ngày càng leo thang trong khi rủi ro kinh doanh vẫn còn cao.

Anh Thu (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.