Chứng khoán sụt giảm ở ngưỡng 500 điểm; vàng tụt dốc mạnh mất 2 triệu đồng/ngày khiến cho những ai có ý định chuyển hướng dòng tiền từ tiết kiệm sang đầu cơ phải run sợ.
Lãi suất đã liên tiếp giảm nhanh. Trần lãi suất ngắn hạn hiện chỉ còn 7,5%, lãi suất dài hạn cũng chỉ quang mức 10%. Những tín hiệu vgần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lãi suất sẽ còn tiếp tục xu hướng giảm. Điều này khiến cho nhiều người đã tính đến việc chuyển hướng dòng tiền sang các lĩnh vực khác sinh lời nhanh và nhiều hơn. Từ đó, các lĩnh vực đầu tư truyền thống như bất động sản, chứng khoán, vàng... được cho là có nhiều hy vọng,

Tuy nhiên, những cú sốc mạnh củ vàng và chứng khoán cùng sự bết bát của BĐS khiến cho dân đầu cơ chưa kịp vui đã phải sợ co mình.

Mấy tuần trước, chứng khoán đã có chu kỳ đi lên và vượt mốc 500 điểm. Bước đầu, đây được xem là một tín hiệu tích cực trên thị trường vốn, kích thích nhiều nhà đầu từ quay lại tìm kiếm cơ hội với hy vọng sẽ đón đầu làn sóng tăng điểm của chứng khoán kiếm lãi. Tuy nhiên, những cú sốc khiến chứng khoán tụt điểm, vàng mất giá mạnh đến hơn 2 triệu đồng trong một ngày như những cú dằn mặt khiến dân đầu cơ run sợ.

Trong một thời gian dài trước đó, dù không bùng nổ nhưng chứng khoán có sự đi lên trên trên nền tảng triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp cùng với những thông tin tốt từ các chính sách hỗ trợ nền kinh tế chung và dành riêng cho các lĩnh vực quan trọng như BĐS. Vượt qua 500 điểm, chứng khoán được kỳ vọng sẽ có đà bứt phá nhanh, nhất là khi các chính sách được thực thi, nguồn tiền được bơm vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, ngay ở ngưỡng hy vọng, chứng khoán đã giảm, ngưỡng VN Index 500 điểm không được duy trì, đưa chứng khoán quay về với sự trồi sụt trong hoài nghi và lo lắng. Dường tất cả những thông tin tốt, các điều kiện thuận lợi chưa đủ để kích chứng khoán đi lên. Nói như một chuyên gia kinh tế đến từ Học viện Tài chính, thị trường đã bị tổn thương quá nhiều nên không dễ dàng lấy lại được niềm tin, nhất là khi kinh tế vĩ mô dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn chưa bền vững, còn nền tảng quan trọng nhất là tình hình sản xuất kinh doanh của các DN vẫn còn bi bét.

Vàng vốn được xem là một “thành trì” an toàn để đầu tư đã chịu moột cú giáng mạnh nhất sau 3 thập kỷ. Trên thị trường thế giới, trong một tuần đen tối, vàng đã giảm đếm 7%. Dù khoảng cách giá trong nước và thế giới vẫn được các DN duy trì khá lớn nhưng cũng đã giảm mạnh gần 10% trong tuần qua.

Chiều hướng suy giảm giá vàng thế giới được dự báo vẫn có thể diễn ra, còn ở trong nước với sức ép tăng cung từ Ngân hàng Nhà nước và giảm cầu từ các tổ chức tín dụng khi đã gom gần đủ vàng cho ngày tất toán sẽ khiến cho giá vàng giảm mạnh hơn. Đã có rất nhiều người lỗ nặng chỉ trong 1 -2 phiên vàng mất giá. Niềm tin vào sự an toàn của vàng theo đó cũng đổ vỡ, đầu tư vàng lại khiến cho nhiều người run tay.

Còn BĐS, dù tìm đủ cách để vượt qua “ải chết chóc” nhưng vẫn chưa thấy hy vọng. Những tuần đầu tiên của quý 2, đã có nhiều thông tin về cho vay ưu đãi BĐS, các chính sách tháo gỡ... nhưng tất cả vẫn chưa thể khơi dậy được nhu cầu người mua và ngăn được đà giảm giá. Giá có giảm vẫn không có ai đầu tư không hẳn vì cạn tiền mà chủ yếu là lo sợ thua lỗ khi giá còn giảm nữa.

Trong khi đó, trong một chuyến thực tế về nhu cầu vốn của DN, NHNN đã được phản ánh một sự thật khác. Rất nhiều DN kinh doanh chế biến, xuất khẩu nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng cho biết, điều họ cần nhất hiện nay không phải là vốn hay giảm lãi suất hơn nữa mà cần nhất vẫn là một sự ổn định và tìm kiếm mở rộng đầu ra để tăng cường sản xuất kinh doanh. Vốn đã được chào mời nhiều, lãi suất xuống mức chấp nhận được nhưng vay để làm gì nếu không sản xuất thực và mở được đầu ra. Còn nếu vay vốn nhiều nhưng lặp lại tình trạng như vừa qua thì chỉ chuốc lấy thảm họa.

Đáp lại điều này, các ngân hàng cho biết, họ không thiếu vốn, thậm chí nhu cầu vốn 5 – 7 ngàn tỷ cho kinh doanh mùa vụ hay đầu tư hạ tầng dài hạn không thiếu. Vấn đề là phải nhìn thấy hiệu quả của đồng vốn. Cụ thể là, đầu tư cái gì, cho ai, vào lĩnh vực nào phải cụ thể và đúng địa chỉ và sử dụng đúng mục đich và có hiệu quả thực chất.

Sau khủng hoảng, các ngân hàng đã biết sợ khi không còn dám đặt vấn cho đề vay càng nhiều càng tốt, mà thay vào đó là hiệu quả đến đâu. Chính vì thế, dù đã có những cơ hội từ chứng khoán tăng điểm, BĐS xuống đáy... nhưng các ngân hàng đã chọn hướng an toàn hơn là mua trái phiếu thay vì đầu cơ ngắn hạn.

Lãnh đạo NHNN phân tích, những năm trước, tăng trưởng tín dụng 30% thậm chí 40 – 50% nhưng tăng trưởng GDP chỉ ở mức trên 7%. Nay tăng trưởng tín dụng giảm xuống 14% thậm chí dưới 10% nhưng GDP vẫn có mức tăng trưởng trên 5,5% - 6%. Điều đó cho thấy, thắt chặt đồng vốn đã gây ra những khó khăn nhưng hiệu quả đã tăng lên. Qua những con số đó cho thấy, một lượng lớn tín dụng trước đây đã không được đầu tư cho sản xuất mà dồn sang các khu vực đầu cơ chứng khoán, BĐS hay vàng... Tiền đổ ra nhiều đã tạo ra một sự hưng phấn và “hồng hào” tạm thời nhưng khi vĩ mô bất ổn, kinh tế đảo chiều thì tất cả cùng kéo nhau rơi vào khó khăn.

Bài học chưa cũ với những hậu quả chưa được khắc phục thì sự sụt giảm của chứng khoán và vàng vừa qua chính là một cú dằn mặt, cảnh báo cho những tham vọng đầu cơ ngắn hạn mới manh nha.

  • “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”

    “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”

    Đó là khẳng định của ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam xung quanh tin đồn NHNN sẽ đổi tiền trong thời gian tới. Tin đồn thất thiệt này được xác định là một trong những nguyên nhân khiến tỉ giá USD “nhảy múa” mấy ngày gần đây, trong đó có thời điểm lên đến 21.500VND/USD.

  • Hạ lãi suất huy động: “Đòn bẩy” chưa đủ mạnh

    Hạ lãi suất huy động: “Đòn bẩy” chưa đủ mạnh

    Lãi suất huy động xuống 7,5% sau khi lạm phát của 3 tháng giảm xuống dưới 7%, cho thấy sự hợp lý về mặt thời điểm, đồng thời thể hiện rõ sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng thực tế gần 1 tháng qua cho thấy, đây chỉ là một bước nhỏ, không đủ sức khơi thông luồng tiền.

  • Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về thu hút kiều hối

    Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về thu hút kiều hối

    Với 10 tỷ USD kiều hối trong năm 2012, Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia thu hút kiều hối nhiều nhất toàn cầu, theo công bố của Ngân hàng thế giới.

Lê Khắc (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.