Theo ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TNMT TP HCM, hiện trên địa bàn có 427 dự án, trong đó có 254 dự án xây dựng nhà ở, 53 dự án sản xuất kinh doanh và 120 dự án công trình phúc lợi công cộng đã được chấp thuận địa điểm đầu tư. Đồng thời trong 10 năm gần đây thành phố cũng đã giao, cho thuê và cho chuyển mục đích sử dụng đất với 2.722 dự án, tổng diện tích hơn 21.786 ha. Trong đó có 921 dự án thực hiện xây dựng nhà ở, 1.003 dự án sản xuất kinh doanh và 798 dự án công trình công cộng.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án treo, dự án chậm tiến độ là do các loại thủ tục hành chính để triển khai dự án kéo dài. Với hàng trăm dự án tòa nhà cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại… đã mọc lên ở khu vực trung tâm thành phố cũng vậy, để triển khai xây dựng, DN đều phải trải qua một loạt các thủ tục hành chính kéo dài hàng năm trời. Ngoài gây khó khăn, thiệt hại cho chủ đầu tư, việc này còn dẫn đến tình trạng lãng phí do nhiều khu đất “vàng” bị bỏ hoang chờ thủ tục cả năm trời. Trong khi đó, với quy hoạch 20 ô phố trung tâm có diện tích 50 ha gồm cả ngàn tòa nhà cao tầng, nếu thủ tục đầu tư xây dựng dự án không được rút ngắn, sẽ còn cả ngàn khu đất “vàng” khác tiếp tục bị bỏ hoang trong thời gian chờ các thủ tục để xây dựng.

Một khu đất vàng được rào kín mít, phía trong quán nhậu.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cho rằng, thủ tục hành chính hiện vẫn là nút thắt cổ chai gây phiền nhiễu và làm kéo dài thời gian triển khai dự án; khiến việc cung cấp nhà ở ra thị trường bị chậm, gây thiệt hại không nhỏ cho chủ đầu tư… bởi theo ông Châu, có 3 nội dung rất bất hợp lý trong đầu tư xây dựng dự án nhà ở như: Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, đây gần như là đặc quyền của đơn vị quản lý nên việc cung cấp thông tin về quy hoạch chưa công khai, minh bạch cần được điều chỉnh. Công tác thỏa thuận nhiệm vụ quy hoạch chi tiết; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết, thẩm định thiết kế cơ sở là “ma trận” các loại thủ tục cũng cần có quy trình xác định tính minh bạch về thời gian. Nhất là với những dự án đầu tư ở những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/2000 hoặc khu vực phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/2000 để có thể đầu tư theo mục tiêu dự án của doanh nghiệp.

Ông Châu còn cho rằng, một quy định vô lý nữa là quy định cơ quan Nhà nước “ôm” việc thẩm định dự án không sử dụng vốn ngân sách của doanh nghiệp…

Đ.Thắng (CAND)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.