TP.HCM đang tiến hành lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Sau đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành.

Trước hết, về vấn đề giá đất, dù TP.HCM có khung giá đất mới nhưng thực tế, giá đất đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) được tính theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP. Do đó, trong Luật Đất đai nên quy định tỷ lệ chênh lệch giá đất theo tỷ lệ từ 10 - 20% so với khung giá quy định.

Trên cơ sở này, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân có cơ sở để thương lượng mức giá đền bù. Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước sẽ tự đứng ra đền bù cho một dự án lớn, sau đó làm hạ tầng tổng thể và phân lại cho doanh nghiệp theo hình thức đấu giá là điều tốt, nhưng điều này liệu có mang tính khả thi?

Khi Nhà nước giữ vai trò GPMB, việc thi hành sẽ thông qua một ban hoặc một tổng công ty, như vậy, vốn và cơ chế sẽ giải quyết ra sao? Chẳng hạn, có Công ty Phát triển Quỹ đất TP.HCM nhưng 7 - 8 năm nay vẫn chưa đền bù được dự án nào.

Hay như trường hợp của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn, cách đây ba năm từng tuyên bố sẽ xây 3.000 căn nhà xã hội cho người có thu nhập thấp, nhưng đến nay đã có căn nào?

Trong khi đó, nếu để doanh nghiệp tự thương lượng thì người dân trong vùng dự án lại kê giá quá cao. Như trường hợp dự án khu dân cư Tham Lương (quận 12) của chúng tôi (phần nhà phố biệt thự), giá bán chưa đến 20 triệu đồng/m2 nhưng người dân lại đòi bồi thường 14 - 15 triệu đồng/m2.

Đó là chưa nói đến chi phí đầu tư hạ tầng và thực tế thì doanh nghiệp chỉ kinh doanh được 20 - 30% diện tích khu đất. Do đó, tùy theo vị trí, việc áp dụng mức chênh lệch từ 10 - 20% trên khung giá đất là hợp lý.

Theo tôi, việc GPMB có thể phân loại như sau: đối với những dự án nhỏ nên để DN tự bồi thường, còn với những dự án lớn từ 30 - 50ha trở lên thì Nhà nước đảm nhận vai trò này. Về lý thuyết, phương án này nghe rất khả thi nhưng thực tế việc quản lý, giám sát về con người, tài chính... của các DN nhà nước còn nhiều lỗ hỏng.

Ở đây, bài toán về giá thành sản phẩm, điển hình là căn hộ lại được đặt ra. Nếu công ty hạ tầng, trực thuộc quyền quản lý của các cơ quan quản lý địa phương, hoạt động không có hiệu quả (khâu giám sát quá trình thi công, quản lý vật liệu và tiến độ... xảy ra tiêu cực) thì giá căn hộ chắc chắn sẽ cao vì giá thành căn hộ là tổng của giá thành hạ tầng và giá thành xây dựng.

Một khi chi phí đầu tư ban đầu cao thì giá phân bổ lại cho DN sẽ không thấp và dĩ nhiên, chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là chịu thiệt. Vấn đề này cũng đã thể hiện qua hạng mục nhà ở xã hội do DN nhà nước xây dựng, với những ưu đãi về thuế, lãi suất..., nhưng giá thành mỗi m2 căn hộ lại cao hơn doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng.

Vì vậy, để khai thác các dự án nhà ở có quy mô lớn một cách hiệu quả, Nhà nước cần phải chuẩn bị tốt về nhân lực, vốn, nhằm hạn chế những tiêu cực dẫn đến thất thoát cũng như tình trạng dự án chây ì nhiều năm.

  • Cẩn trọng khi mua căn hộ penthouse loại nhỏ

    Cẩn trọng khi mua căn hộ penthouse loại nhỏ

    CafeLand - Nói đến căn hộ penthouse người mua thường nghĩ đến những căn hộ thông tầng nằm trên tầng cao nhất của một tòa nhà với đầy đủ nội thất cao cấp và hiện đại nhất. Những căn hộ này thường được bán với giá lên đến hàng triệu USD và gắn liền với phong cách sống sang trọng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên thị trường bất động sản đang rao bán rầm rộ các căn hộ áp mái được gắn mác penthouse diện tích nhỏ từ 40 đến 60 m2 với giá bán chỉ từ 10 triệu đồng/m2.

  • Kính lúp: Chuyên gia, quan chức và nhà báo còn nhầm lẫn về nợ xấu

    Kính lúp: Chuyên gia, quan chức và nhà báo còn nhầm lẫn về nợ xấu

    CafeLand - “Nợ xấu” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời qua. Nó xuất hiện dày đặc trên báo chí, tại các diễn đàn, tại hội thảo và cả những “hội chém gió” tại quán cà phê, trà đá. Không chỉ có dân tài chính, ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản mới nói đến nợ xấu mà ngày cả những người nông dân cũng thường xuyên nhắc đến nợ xấu. <br/br>

  • Bất động sản chờ cứu như nắng hạn chờ mưa

    Bất động sản chờ cứu như nắng hạn chờ mưa

    CafeLand - Khi đang trong trạng thái chờ đợi và hy vọng thì các doanh nghiệp bất động sản lại bị dội một gáo nước lạnh từ thông tin không giải cứu bất động sản được phát ra Bản tin kinh tế vĩ mô do Ủy ban Kinh tế của QH chủ trì thực hiện dựa trên cơ sở ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các chuyên gia kinh tế. Tưởng chừng như hy vọng đã tắt ngúm thì mới đây những thông tin tốt lại được đưa ra. Giới trong ngành một lần nữa tiếp tục hy vọng và chờ đợi thị trường sẽ bớt khó khăn.

Đỗ Hải (Doanh nhân Sài Gòn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.