"Thủy điện, khoáng sản, ngành gỗ đá sẽ được bán bớt hoặc thu hẹp; riêng dự án bất động sản (BĐS) tại Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tách các công ty con sở hữu các dự án căn hộ ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại dự án tại Myanmar và một số dự án trực thuộc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh".

Đây là một phần kế hoạch tái cấu trúc và chiến lược kinh doanh từ nay đến năm 2015 của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG - HOSE) mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn, vừa công bố.

Tái cấu trúc, Hoàng Anh Gia Lai muốn giảm nợ của tập đoàn xuống 10.000 tỷ đồng

Cụ thể ông Đức khẳng định, từ nay đến năm 2015 Tập đoàn phát triển dựa vào hai mảng chính là nông nghiệp (cao su, mía đường, dầu cọ) và BĐS.

Tuy nhiên những dự án BĐS tại Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tách các công ty con sở hữu các dự án căn hộ ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại dự án tại Myanmar và một số dự án trực thuộc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh.

Những lĩnh vực còn lại như thuỷ điện, khoáng sản, ngành gỗ đá sẽ được bán bớt hoặc thu hẹp.

Ông Đoàn Nguyên Đức ví von đợt tái cấu trúc lần này là "rứt những đứa con thân thiết của mình ra đi".

“Việc cái cấu trúc ngành bất động sản sẽ giúp Hoàng Anh Gia Lai giảm dư nợ vay, cải thiện các chỉ số tài chính”, ông Đức nói.

Việc Hoàng Anh Gia Lai quyết định "đầu hàng" thị trường BĐS tại Việt Nam đã thể hiện rõ khi Tập đoàn này đang rút dần vốn tại các dự án.

Ngày 4/2 Tập đoàn HAGL bắt đầu đưa 1.300 tấn máy móc, trang thiết bị xây dựng chuyên dụng từ Việt Nam sang Thành phố Yangon bằng đường thủy để phục vụ dự án phức hợp 300 triệu USD tại Myanmar.

Hiện Hoàng Anh Gia Lai đã hoàn tất việc thu tiền bán dự án Thanh Bình với giá 158 tỷ đồng. Dự kiến 6 tháng cuối năm, tập đoàn tiếp tục bán các dự án BĐS khác tại Việt Nam để thu về tiền mặt.

Hãy tin tôi đi, tôi tháo chạy?

Hàng nghìn tỷ đồng vốn chìm trong các dự án trong khi thị trường BĐS như trò chơi ác không chiều lòng các đại gia.

Đã có lúc bầu Đức đã phải kêu gọi: "Tin tôi đi, đừng chờ nữa, ai có nhu cầu về chỗ ở mà đủ năng lực tài chính hãy mua nhà vì không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ...".

Theo ông Đức, mục đích tái cấu trúc lần này là nhằm “cô đọng lại, tập trung vốn và nhân lực cho lĩnh vực cần thiết nhất, đồng thời giảm nợ của tập đoàn xuống 10.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 13.000 tỷ đồng”.

Tính đến 31/12/2102, nợ của Hoàng Anh Gia Lai là 16.131 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản 32.000 tỷ đồng. Ngày 30/6/2013, tổng tài sản của tập đoàn đạt 32.980 tỷ đồng, tiền mặt trên 2.376 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 12.658 tỷ, nợ vay 14.595 tỷ đồng.

Phương Nguyên (Đất Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.