Cái khó ló cái khôn. Lãi vay cao, tiếp cận vốn khó, chủ đầu tư các dự án BĐS đã sáng tạo ra nhiều “chiêu” tạo vốn khác nhau.
Ngàn lẻ một cách tạo vốn với dự án BĐSTuy nhiên, khách hàng cũng cần hết sức chú y, bởi trong cảnh “tranh tối, tranh sáng”, rất dễ gặp dự án chây ỳ.

Không chỉ chào bán dự án trong nước, một doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu tới 20 lần mới đây đã tham gia hội chợ BĐS tổ chức tại Pháp. Doanh nghiệp đang khó khăn, bên bờ phá sản nhưng đã chi tới hàng trăm nghìn USD để tham dự hội chợ này với mong muốn tìm được nhà đầu tư mua lại dự án của họ ở Việt Nam. Ngoài ra, công ty này cũng tích cực tìm kiếm đối tác trong nước để chuyển nhượng dự án. Một nhà môi giới cho biết, đã vài đối tác vào đàm phán nhưng Công ty chưa chốt được đối tác nào.

Mới đây, Dự án Diamond Park New do Công ty châu Âu làm chủ đầu tư đã được chuyển giao cho CTCP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (Videc). Chủ đầu tư mới của dự án đã thông báo cho các khách hàng có ký hợp đồng hợp tác với Công ty châu Âu đến để làm thủ tục chuyển giao khách hàng từ Công ty châu Âu sang Videc.

Thông tin về việc tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án xuất hiện dày đặc, dù trong lĩnh vực BĐS, người ta tối kỵ chuyện rao bán dự án trên báo chí. Từ Dự án Splendora ký hợp đồng thuê PWC tìm nhà đầu tư thứ cấp, đến Hoàng Quân mời hợp tác đầu tư khu đất 5.000 m2 ở TP. HCM, rồi đến các doanh nghiệp họ Coma tìm đối tác bán dự án khu công nghiệp…

Cuối tháng 3, một doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị khách hàng tại TP. HCM để đề nghị khách hàng ứng trước vốn hoàn thiện dự án. Căn hộ của dự án này đã xong phần thô, khách hàng đóng 70% theo tiến độ quy định trong hợp đồng. Nay chủ dự án đưa ra bài toán khách hàng đóng trước phần còn lại sẽ được trả lãi 2%/tháng, tức là gấp đôi so với để tiền ở ngân hàng, doanh nghiệp cũng hứa hẹn 6 tháng sau sẽ giao nhà.

Tại ĐHCĐ các công ty bất động sản năm nay, HĐQT các doanh nghiệp đều xin ý kiến cổ đông ủy quyền cho họ quyết định và thực hiện việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân ngoài ngân hàng bằng các hợp đồng kinh tế dựa trên quan hệ dân sự. Thông thường, những người góp vốn sẽ thuộc diện được mua nhà đất trong diện 20% số căn hộ của dự án. Thủ tục rất đơn giản, nộp tiền vào công ty sẽ được phát hành sổ tiết kiệm với giá trị tương đương, những người này sẽ được chọn căn hộ, giá thường thấp hơn 5 - 10% so với giá chào bán đại trà của chủ đầu tư sau đó.

Ngoài ra, tình trạng các doanh nghiệp cho vay mượn lẫn nhau cũng rất phổ biến. Báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty BĐS cho thấy rất rõ khoản mục này.

Đơn cử, báo cáo tài chính của CTCP Tập đoàn Đại dương (OGC) cho biết, đối với các BĐS căn hộ mà Công ty được chia sẻ lại từ chủ đầu tư thông qua các hợp đồng góp vốn đầu tư BĐS và ủy quyền bán, Công ty thực hiện huy động vốn từ các nhà đầu tư khác cũng bằng hình thức hợp đồng góp vốn đầu tư BĐS và chia sẻ lại cho nhà đầu tư phần BĐS đã góp vốn tham gia đầu tư. Các khoản phải thu của OGC vào cuối năm 2011 lên đến 927 tỷ đồng, trong đó có nhiều cá nhân nợ tiền như bà Bùi Thị Cẩm Vân: 145 tỷ đồng, ông Hồ Vĩnh Hoàng: 131 tỷ đồng, CTCP Bảo Linh: 563 tỷ đồng.

Trong định hướng kinh doanh năm 2012, các ngân hàng lớn đều tập trung vào việc thu hồi nợ và giảm cho vay các lĩnh vực rủi ro cao như BĐS. Việc các công ty BĐS chào bán dự án, vay mượn và tìm mọi hướng xoay vốn sẽ còn sôi động. Tuy nhiên, do các giao dịch phi ngân hàng chủ yếu là quan hệ dân sự nên khách hàng hoặc nhà đầu tư cần cảnh giác và chọn nơi tin cẩn để giao tiền, bởi rất dễ gặp dự án ‘ma’ hoặc khi doanh nghiệp phá sản, tiền cũng bốc hơi theo
Theo ĐTCK
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.