Theo Cushman & Wakefield Việt Nam: Năm 2013, khu vực Hồ Tây vẫn là khu vực ưa thích đối với các chuyên gia nước ngoài có quốc tịch châu Âu và Mỹ. Quận Ba Đình xếp thứ hai về nguồn cung, chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng Nhật Bản.

Cushman&Wakefield Việt Nam (C&W) - công ty bất động sản tư nhân lớn nhất thế giới cung cấp dự báo về thị trường căn hộ dịch vụ 2013 cho Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Theo Cushman&Wakefield, có gần 2.900 căn hộ dịch vụ thuộc 49 dự án cho toàn bộ thị trường Hà Nội. 37% được điều hành bởi các đơn vị quản lý quốc tế về nhà hàng khách sạn như Frasers Hospitality, Sedona, The Ascott, IHG, Accor; 63% còn lại tự quản lý.
Căn hộ hạng A chiếm thị phần lớn nhất, với tỷ trọng lớn hơn nhiều so với căn hộ hạng B và C. Nguồn cung phân hạng này tăng trung bình 28% so với năm trước do nguồn cung bổ sung từ dự án Calidas Landmark 72. Đến khoảng giữa năm 2014, nguồn cung hạng A được dự đoán sẽ tiếp tục tăng với 240 căn hộ thuộc dự án Lotte Center Hanoi được đưa vào hoạt động. Nguồn cung căn hộ hạng B sẽ vẫn không thay đổi so với năm 2011 với tổng cung khoảng gần 900 căn.
Theo Cushman & Wakefield, trong năm 2013 có gần 2.900 căn hộ dịch vụ thuộc 49 dự án cho toàn bộ thị trường Hà Nội
Quận Tây Hồ (khu vực Hồ Tây) vẫn là khu vực ưa thích đối với các chuyên gia nước ngoài có quốc tịch châu Âu và Mỹ. Quận Ba Đình xếp thứ hai về nguồn cung, chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng Nhật Bản. Ngoài ra xu hướng chuyển văn phòng cũng như nơi ở về khu trung tâm mới – khu vực phía Tây Hà Nội vẫn tiếp tục. Trong khi đó các dự án ở quận Hai Bà Trưng có quy mô nhìn chung là nhỏ hơn, 4 trong số 8 dự án ở khu vực này có ít hơn 10 căn hộ.
Cushman&Wakefield dự đoán rằng cạnh tranh về giá thuê và dịch vụ giữa căn hộ dịch vụ và căn hộ mua để cho thuê lại sẽ còn tiếp tục và điều đó sẽ tạo áp lực làm giảm giá thuê.

Đối với thị trường TP.Hồ Chí Minh, có khoảng 3.300 căn hộ dịch vụ thuộc 63 dự án. Trong đó chủ yếu là căn hộ hạng A và B tuy nhiên đây cũng là hai phân hạng có hàng tồn kho nhiều nhất. 70% số căn hộ hạng A và B được điều hành bởi các bên quản lý quốc tế như Sedona, The Ascott, IHG, Phu My Hung, Norfolk Group, The Peninsula Properties. 30% còn lại tự quản lý.

Nguồn cung hạng A vẫn không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. 94% tổng cung của phân khúc này tập trung ở khu vực trung tâm và lân cận trung tâm. Trong khi đó nguồn cung căn hộ hạng B tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính có khoảng 50% nguồn cung của phân khúc này tập trung ở khu vực trung tâm và lân cận trung tâm.
Quận 1 chiếm thị phần lớn nhất về tổng cung. Người thuê nhà, đặc biệt là người độc thân, thích thuê nhà quanh khu vực trung tâm do yếu tố về địa điểm. Quận 2 và quận 7 xếp thứ hai về nguồn cung. Hai quận này thu hút đối tượng khách hàng là các gia đình do diện tích căn hộ lớn hơn và quanh đó tập trung nhiều trường quốc tế. Nhìn chung nguồn cung ở cả 3 phân hạng tập trung ở khu vực trung tâm, quận 1 và quận 3. Tại các khu đô thị mới như quận 2 và quận 7 không có dự án hạng A nào.
Cushman & Wakefield dự báo giá thuê sẽ ổn định ở phân khúc hạng A và B tại các quận trung tâm nhưng sẽ giảm ở các khu vực còn lại. Công suất phòng trung bình ở tất cả các hạng được kỳ vọng sẽ giảm do ngân sách của khách thuê ngày càng thắt chặt cũng như xu hướng tái định cư vẫn tiếp diễn.
  • BĐS sắp được bơm vốn khủng, khách hàng vẫn rụt rè

    BĐS sắp được bơm vốn khủng, khách hàng vẫn rụt rè

    Để vực dậy thị trường BĐS gần như đóng băng cùng với việc chủ đầu tư giảm giá, nhiều ngân hàng đã vào cuộc với những vốn vay ưu đãi. Thêm vào đó nhiều gói kích cầu hỗ trợ được đưa ra nhưng nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá rút rè trong việc rút hầu bao trở lại thị trường. <br/br>

  • Thị trường bất động sản 2013 sẽ khởi sắc

    Thị trường bất động sản 2013 sẽ khởi sắc

    Với một loạt các chính sách quyết liệt mới của Chính phủ từ cuối năm 2012 nhằm vực dậy thị trường bất động sản, các chuyên gia tuy vẫn dè dặt, thậm chí có ý kiến nhận định khá bi quan, nhưng nhìn chung đa số là cái nhìn khá lạc quan về năm 2013.

  • Lãi suất vẫn “âm thầm” vượt trần

    Lãi suất vẫn “âm thầm” vượt trần

    Trần lãi suất đầu vào giảm thêm khiến lãi suất tiết kiệm dần kém hấp dẫn, nhưng theo đại diện của một số ngân hàng (NH) thì dòng vốn huy động vẫn ổn định, không có dấu hiệu dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bên cạnh đó, câu chuyện “xé” trần lãi suất huy động tiền đồng lại một lần nữa đang khiến lãi suất vay khó hạ.

Theo Vũ Vũ (GDVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.