Xin đơn cử một số tình huống “tưởng tiết kiệm hóa ra lại lãng phí” đã xảy ra trong lĩnh vực đầu tư: Khi đấu thầu, nhà thầu có mức dự thầu thấp nhất được trúng thầu.

Tưởng tiết kiệm hóa ra lãng phí

Xin đơn cử một số tình huống “tưởng tiết kiệm hóa ra lại lãng phí” đã xảy ra trong lĩnh vực đầu tư. Khi đấu thầu, nhà thầu có mức dự thầu thấp nhất được trúng thầu. Thực tế đã cho thấy, các nhà thầu này, chủ yếu vì năng lực yếu trên nhiều mặt, đã kéo dài thời gian thi công, chất lượng không đảm bảo…, khiến nền kinh tế thiệt hại.

Trên địa bàn Hà Nội hiện có rất nhiều biệt thự bỏ hoang, chủ nhân “lánh mặt”. T.L

Tiết kiệm trong thiết kế để hạ thấp dự toán dẫn đến nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Tình hình này diễn ra đối với việc phê duyệt phương án đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện: Không thiết kế xây dựng các âu thuyền để thông dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu. Cách đầu tư này đã chia cắt dòng sông, cũng là một tuyến giao thông đường thủy, thành một dãy hồ.

Hậu quả là hệ thống giao thông đường bộ phải gánh thêm khối lượng hàng hóa với các hệ lụy liên quan đến thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, bức xúc trong việc giải phóng mặt bằng. Ngoài ra còn phải tính đến tác động đến môi trường, môi sinh của các loại thủy sản sinh sống trên dòng sông nay bị cắt đoạn, tác động xấu đến vùng hạ lưu của đập; không thiết kế xây dựng van xả đáy ở chân đập thủy điện. Hậu quả là phù sa bị tích tụ lại vừa làm giảm dung tích lòng hồ, vừa làm cho hạ lưu không được tiếp nguồn phù sa đó…

Từ năm 2005, Quốc hội khóa X, tại kỳ họp thứ 10, đã ban hành đạo luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên đến nay, nhiệm vụ này vẫn chưa được quán triệt sâu sắc. Tình trạng lãng phí vẫn tràn lan trên nhiều lĩnh vực.

Lãng phí nguồn nhân lực và chất xám

Tiền lương quá thấp không đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng nguồn nhân lực. Về phương diện này, có thể nói tới mức tiền lương tối thiểu chưa đủ bù đắp nhu cầu tối thiểu của người lao động. Trong điều kiện đó, Bộ Tài chính, khi tính toán các khoản thu chi ngân sách lại kiến nghị với Quốc hội không tăng lương trong năm 2013. May là Quốc hội không chấp nhận kiến nghị này nhưng với mức độ và diện hẹp hơn. Điều cần lưu ý là tiền lương không chỉ có nhiệm vụ đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mà còn thể hiện “cầu có khả năng thanh toán” để đảm bảo tiêu thụ lượng hàng hóa được sản xuất ra.

Chúng ta đã bỏ một số tiền ngân sách khá lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng, ngoài vấn đề chất lượng đào tạo, còn có vấn đề chảy máu chất xám. Tình trạng “chạy” biên chế được công khai hóa tại kỳ họp của HĐND TP. Hà Nội mới đây với thông tin “ít nhất phải 100 triệu đồng mới được tuyển vào công chức”. Đó là hiện tượng trọng dụng người có tiền chứ không phải người có tài.

Hai chiều trái ngược

Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đã được phê duyệt, trong thực tế đã diễn ra hai chiều trái ngược: Tiến hành rà soát quy hoạch tổng thể các nhà máy thủy điện, qua đó đã sơ bộ loại khỏi quy hoạch 377 dự án thủy điện với tổng công suất là 789MW, 159 vị trí tiềm năng xây dựng thủy điện. Hoặc như Bộ GTVT đã rà soát lại Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành nên đã giảm 8.500 tỷ đồng, rà soát dự án đầu tư đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nên đã giảm 3.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dường như còn nhiều vấn đề chưa được triển khai. Chẳng hạn, trong khi Hà Nội còn tồn kho 5.789 căn hộ chung cư, 3.483 biệt thự, nhà liền kề, 330 căn hộ cho người có thu nhập thấp, 175.000m2 sàn đủ điều kiện làm văn phòng thì dự kiến trong vòng 10 năm tới, Hà Nội có 370 dự án phát triển khu đô thị, nhà ở…, diện tích dành để xây nhà thương mại là 5.695ha, xây nhà xã hội là 243ha. Như vậy thì làm sao có thể giảm lượng hàng tồn kho trên thị trường bất động sản. Hoặc, trên địa bàn bắc sông Hồng đã có sân bay quốc tế Nội Bài, triển khai mở rộng sân bay quốc tế Cát Bi thì lại có phương án đầu tư sân bay quốc tế tại Vân Đồn (Quảng Ninh)…

  • Giật mình những con số về thị trường bất động sản 2012

    Giật mình những con số về thị trường bất động sản 2012

    CafeLand - Vốn được xem là một trong những ngành “hái ra tiền” trong thời hoàng kim. Năm 2012 bất động sản phải vật lộn trong khó khăn với những con số tồn kho, nợ xấu. Sự việc trầm trọng đến mức Chính phủ phải xem xét đưa ra nghị quyết giải cứu bất động sản.

  • FDI bất động sản tăng mạnh nhưng vẫn dưới mức tiềm năng

    FDI bất động sản tăng mạnh nhưng vẫn dưới mức tiềm năng

    CafeLand - Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), FDI đăng ký đầu tư vào bất động sản năm 2012 đạt 1,85 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm trước. Như vậy, bất chấp sự đóng băng của thị trường bất động sản, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng vọt một cách ngoạn mục.

Theo Dân Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.