Thị trường bất động sản (BĐS) đang trong giai đoạn ngặt nghèo nhất khi mà nợ xấu nhiều, hàng tồn kho gia tăng… Nhằm vớt vát chút tài sản còn lại nhiều DN đã thực hiện phương pháp thoái vốn.
Trong phiên chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay cả nước đang tồn kho 16.469 căn hộ chung cư, số nhà thấp tầng tồn kho là 4.116 căn, đất nền chưa bán được với 1,6 triệu m2…tất cả số tồn kho trên đã đẩy giá trị hàng tồn kho lên mức đỉnh điểm 40 - 750 tỷ đồng. Mọi giao dịch trong tình trạng đóng băng, sản phẩm địa ốc không còn phù hợp với hầu bao của người dân nên sản phẩm tồn kho ngày một gia tăng. Mức dư nợ tín dụng BĐS vào khoảng 1 triệu tỷ đồng.
Tuy đã áp dụng nhiều cách khuyến mãi nhưng thị trường BĐS vẫn "giậm chân tại chỗ”, Điều này khiến cho nhiều DN rơi vào thế "chùn chân mỏi gối” phải loay hoay tìm hướng thoát thân càng sớm càng tốt. Một số vụ thoái vốn đình đám nổi lên trong thời gian gần đây đã minh chứng cho khó khăn của thị trường này. Cuối tháng 10, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đã thoái vốn khởi dự án tỷ đô Park City (quận Hà Đông, Hà Nội) với số cổ phiếu chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu. Công ty Toàn Thịnh Phát cũng bán hơn 839.000 cổ phiếu Sacomreal. Mới đây nhất, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần BĐS Du lịch Ninh Vân Bay đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu.
Làn sóng thoái vốn BĐS còn lan sang quỹ đầu tư. Tại cuộc họp báo tháng 10, Tổng Giám đốc VinaCapital cho rằng, trong vòng 3 năm tới Quỹ phát triển BĐS Vinaland Limited sẽ không đầu tư mới. Quỹ này chỉ tập trung thoái vốn và hoàn vốn cho cổ đông (Vinaland Limited đã thoái vốn hoàn toàn khỏi 10 dự án). Song song đó, quỹ BĐS của tập đoàn này cũng tiến hành cắt giảm mạnh chi phí.
Nhiều DN cho rằng, làn sóng thoái vốn như hiện nay là một sự sàng lọc tất yếu để khẳng định sức đề kháng của những DN thực lực. Nhận định về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh khẳng định: "Thoái vốn BĐS tạo điều kiện để các dự án "trùm mền” tái khởi công lại và bán với giá "mềm” cho khách”. Ông Đực cho biết thêm, bên cạnh mặt tích cực của thoái vốn BĐS nếu DN mua lần hai không đủ vốn thực hiện dự án, không cơ cấu lại sản phẩm, không tiếp thị tốt thì nguy cơ dự án bị sang tên đổi chủ. Khi đó, thị trường BĐS sẽ không có gì sáng sủa hơn và tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn.
  • Bất động sản 2013 tiếp tục trì trệ?

    Bất động sản 2013 tiếp tục trì trệ?

    Năm 2012 chuẩn bị khép lại, cục diện thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam hiện vẫn chưa thoát cảnh “chợ chiều”. Giải quyết tồn kho và hướng mở thông thoáng về tài chính là những giải pháp cấp bách mà các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS đề ra, nhằm tìm cơ hội để thị trường BĐS năm 2013 có kỳ vọng khởi sắc.<br/br>

  • Dự án “treo” - treo mãi đến bao giờ

    Dự án “treo” - treo mãi đến bao giờ

    Những năm qua, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tập trung ở nhiều địa phương trong cả nước bung ra như nấm sau mưa, hàng ngàn ha đất ruộng bị thu hồi, nhiều tỉnh còn “xé rào”, trải thảm đỏ mời gọi đầu tư. Song, do kinh tế suy thoái, nhiều KCN, CCN hiện đang để đất hoang hóa, nhiều dự án được cấp phép đầu tư nhưng chậm triển khai dẫn đến tình trạng dự án “treo”, trong khi người dân thiếu đất sản xuất.

Theo Thanh Giang (Đại đoàn kết)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.