Chỉ số lạm phát có thể sẽ vẫn được kiềm chế, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giữ các mức lãi suất ở mức thấp trong bối cảnh lạm phát có thể tăng dần, đặc biệt là ở nửa cuối năm 2014.
Đó là một phần nhận định của ngân hàng HSBC về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2014.Ngay sau khi công bố chỉ số PMI của Việt Nam với mức tăng cao kỷ lục, HSBC tiếp tục nhận định về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Theo HSBC, những chỉ số của Chính phủ biểu thị hoạt động xuất khẩu, doanh số bán lẻ và cho vay đều tăng thể hiện các hoạt động đang có sự phục hồi. Chỉ số lạm phát có thể sẽ vẫn được kiềm chế, tạo điều kiện cho NHNN giữ các mức lãi suất ở mức thấp trong bối cảnh lạm phát có thể tăng dần, đặc biệt là ở nửa cuối năm 2014.
Việt Nam đang đi đúng hướng
HSBC cho rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng. Đất đai màu mỡ tạo ra một môi trường tự nhiên cho các loại cây trồng như gạo, cà phê và tiêu đen được phát triển. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ ba ở châu Á - Thái Bình Dương và còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác chưa được khai thác.
Thêm vào đó còn có nguồn dân số trẻ, có tri thức và chủ yếu là những nông dân mong muốn được cải thiện tiêu chuẩn sống của họ. Việt Nam còn được định trước sẽ là một quốc gia nổi trội về mặt thương mại khi sở hữu một bờ biển dài kết nối thị trường nội địa với những phần còn lại của thế giới và đường biên giới tiếp giáp với những thị trường lớn như Trung Quốc.
Từ khi gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1996 và thiết lập hiệp định thương mại song phương với Mỹ vào năm 2001, Việt Nam đã và đang theo đuổi một chính sách thương mại tích cực. Ban đầu, dầu thô và các nguyên vật liệu là những lại mặt hàng chính yếu được xuất khẩu ra nước ngoài. Sau đó các mặt hàng hoá sản xuất dần dần chiếm thị phần lớn hơn. Từ năm 2001, xuất khẩu đã tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm. Ngay cả khi môi trường tăng trưởng toàn cầu phát triển chậm chạp, nhu cầu nước ngoài đối với các loại hàng hoá Việt Nam từ đầu năm đến nay cũng tăng 16,9%. Chỉ số PMI của Việt Nam do HSBC công bố cũng tăng mạnh từ mức 51,3 điểm trong tháng 3 lên 53,1 điểm trong tháng 4.
Chỉ số lạm phát có thể sẽ vẫn được kiềm chế tạo điều kiện cho NHNN giữ các mức lãi suất ở mức thấp trong bối cảnh lạm phát có thể tăng dần, đặc biệt là ở nửa cuối năm 2014.
Trong ngắn hạn, lĩnh vực sản xuất sẽ phát triển nhờ vào sự hỗ trợ của nhu cầu nước ngoài được cải thiện và hoạt động đầu tư ngày càng tăng. Nhu cầu nội địa cũng sẽ phục hồi khi tăng trưởng tín dụng tăng. Tuy vậy, trong khi triển vọng về mặt trung hạn đang dần tươi sáng hơn thì tốc độ phục hồi chậm chạp sẽ níu chân tăng trưởng trong năm 2014 và 2015. Cả tăng trưởng và lạm phát đều dưới mức 6% trong năm 2014.
Lãi suất vẫn sẽ thấp, lạm phát tăng nhẹ tới cuối năm
Chỉ số lạm phát toàn phần đã tăng nhẹ trong tháng 4 so với tháng trước nhưng vẫn còn rất thấp nếu so sánh với mức trung bình của lịch sử . Lạm phát cơ bản (bao gồm tất cả các thành phần ngoại trừ thực phẩm và năng lượng) đều giảm sâu trong tháng 4 từ mức 5,7% trong tháng 3 chỉ còn 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
HSBC kỳ vọng lạm phát cơ bản, lạm phát thực phẩm, lạm phát toàn phần đều sẽ hội tụ. Ngay cả khi hoạt động trong nước phục hồi nhờ vào các biện pháp như giảm lãi suất huy động và lãi suất trên thị trường mở OMO để kích thích tăng trưởng cho vay, lạm phát toàn phần cũng chỉ tăng rất nhẹ từ nay đến hết năm.
Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng với năm ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước đang lên kế hoạch xây dựng gói hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản. NHNN cũng giảm các mức lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng cho vay. Kết quả là từ đầu năm đến nay tăng trưởng tín dụng đạt 1% từ mức tăng trưởng âm trong quý I.2014.
NHNN cũng đang xây dựng nền tảng mà thông qua đó các khoảng nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) có thể bán cho các nhà đầu tư nước ngoài. HSBC không kỳ vọng vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết ngay. Điều này có nghĩa rằng tăng trưởng tín dụng mặc dù có tăng nhưng sẽ thấp khi nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu.
Khổng Nhung (VnMedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.