Quá trình chuyển đổi kinh tế lớn và phức tạp của Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt áp lực lên các thị trường mới nổi trong 5 năm tới, ngân hàng Goldman Sachs cho hay.
Ảnh: Reuters
Theo CNBC, trong báo cáo đưa ra dự báo về kinh tế Trung Quốc, ngân hàng Goldman Sachs nói với các nhà đầu tư rằng hãy “điều chỉnh mức độ tiếp xúc” của họ với các tài sản ở thị trường mới nổi.
“Trung Quốc đang cố gắng thay đổi nền kinh tế từ định hướng xuất khẩu và đầu tư sang một nền kinh tế định hướng tiêu dùng cân bằng hơn. Một chương trình cải cách phức tạp và liên đới với nhau chưa bao giờ đạt được ở độ lớn như thế nào. Việc chuyển đổi trên sẽ không được suông sẻ”, báo cáo viết.
Ngân hàng Mỹ cũng cho hay: “các nền kinh tế phát triển sẽ không “miễn nhiễm” trước các biến động đến từ Trung Quốc. Song tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp lên các nền kinh tế phát triển thì thấp hơn. Dù thế, chúng tôi vẫn cho rằng các thị trường tài chính ở những nước phát triển cũng sẽ phản ứng thái quá như cách họ đã từng hồi tháng 8.2015 và đầu năm nay”.
Goldman Sachs cũng cho hay trong giai đoạn 2016 - 2020, chứng khoán Trung Quốc có thể lặp lại đợt lao dốc tương tự như thời bong bóng Nhật Bản vỡ tung vào những năm 1990. Nếu điều này xảy ra, chứng khoán Đại lục có thể giảm 7-8%.
Việc Trung Quốc có thể muốn phá giá nhân dân tệ trong vài năm tới cũng là một trong những lo ngại của các thị trường mới nổi. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo nội tệ Trung Quốc sẽ giảm khoảng 10-20% trong hai năm tới.
Ngoài ra, các thị trường mới nổi cũng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu các loại hàng hóa liên quan đến sản xuất và đầu tư bất động sản của Trung Quốc. Vì nước này đang được cho là sẽ tăng trưởng chậm lại ở hai khía cạnh trên, lợi nhuận mà các quốc gia mới nổi thu về cũng sẽ giảm.
Thu Thảo (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.