CafeLand - “Nợ xấu” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời qua. Nó xuất hiện dày đặc trên báo chí, tại các diễn đàn, tại hội thảo và cả những “hội chém gió” tại quán cà phê, trà đá. Không chỉ có dân tài chính, ngân hàng, chứng khoán hay bất động sản mới nói đến nợ xấu mà ngày cả những người nông dân cũng thường xuyên nhắc đến nợ xấu.

Nợ xấu đã trở thành một từ quá quen thuộc như vậy đáng lẽ nó phải được nhiều người hiểu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, thực tế hiểu khái niệm “nợ xấu” và hiểu đúng về bản chất của nó là một vấn đề khá phức tạp. Ngay cả, nhiều chuyên gia, quan chức ngân hàng và nhà báo cũng hiểu sai về nợ xấu dẫn đến không ít phát ngôn “vạ miệng”.

Vào cuối tháng 2 vừa qua trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ công bố nợ xấu đến 20/02/2013 của toàn bộ hệ thống ngân hàng còn khoảng 6% (số liệu cơ quan giám sát), như vậy so với số liệu cuối năm 2012 cũng của chính cơ quan này báo cáo nợ xấu đã giảm 2,86 điểm phần trăm, tương đương khoảng 71 nghìn tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng nợ xấu đã giảm một con số khủng khiếp.

Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa lý giải nợ xấu giảm do “các nhà băng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro”. Thực tế việc tăng trích lập dự phòng này lại làm tăng nợ xấu chứ không phải là giảm. Nguyên nhân là khi dư nợ của ngân hàng được chuyển vào nhóm 3 trở lên thì ngân hàng buộc phải phải trích lập dự phòng. Như vậy, việc tăng trích lập dự phòng đồng nghĩa với ngân hàng đã thừa nhận nợ từ nhóm 1 và nhóm 2 đã chuyển sang 3 nhóm cao hơn. Nợ xấu của ngân hàng chỉ giảm khi các ngân hàng xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc xóa nợ hoặc tái cấu trúc nợ hoặc khách hàng trả được các khoản nợ.

Trong báo cáo mới đây của NHNN cho thấy vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã giảm hơn 15.000 tỷ đồng (số liệu công bố trước đó giảm 32.000 tỷ đồng). Nguyên nhân của việc sụt giảm này là chỉ có thể giải thích là do các ngân hàng tăng trích lập dự phòng nợ xấu làm giảm vốn chủ sở hữu.

Chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu – TV HĐQT Ngân hàng An Bình cho rằng “Trích lập dự phòng rủi ro là một giao dịch phi tiền mặt. Khi trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu ngân hàng cắt một phần hoặc toàn phần của lợi nhuận để sung vào quỹ dự phòng chở xử lý nợ xấu”.

Ngay trong câu nói này đã có mâu thuẩn vì nếu giao dịch phi tiền mặt thì nó chỉ là một bút toán nên không có quỹ nào ở đây cả. Ví dụ khi ngân hàng cho một khách hàng vay 100 đồng, giả sử số tiền này được đánh giá là nợ xấu thì ngân hàng phải trích lập dự phòng. Giả sử con số trích lập dự phòng là 50 đồng. Lúc đó trên bảng tài sản của ngân hàng ghi giảm thêm 50 đồng vào khoản mục trích lập dự phòng, trên bảng nguồn vốn ghi nhận vốn chủ sở hữu giảm thêm 50 đồng do việc phải trích lập 50 đòng dự phòng rủi ro tín dụng trên bảng kết quả kinh doanh. Lúc đó tài sản, nguồn vốn của ngân hàng đều giảm tương ứng nhưng không hề có một khoản tiền mặt nào tăng hay giảm bớt để hình thành quỹ như ông Hiếu nói.

Khi có thiệt hại thật xảy ra tức là phải xử lý khoản nợ của khách hàng thì cũng không phải “ngân hàng sẽ lấy quỹ đó để bù đắp, tránh ảnh hưởng quá lớn tới KQKD các kỳ sau” như lời nhận định của TS. Hiếu. Thực tế, khi xử lý khoản nợ xấu đó nếu ngân hàng không thu hồi được ít hơn giá trị còn lại sau khi đã trích lập thì ngân hàng sẽ phải tiếp tục phải trích lập thêm để phản ánh đúng việc mất đi tài sản. Ngược lại, nếu thu hồi được nợ lớn hơn giá trị còn lại sau khi trích lập thì ngân hàng được hoàn nhập dự phòng.

Hết quan chức, chuyên gia ngân hàng đến một nhà báo kỳ cựu trên VnEconomy cũng gặp phải sai lầm tương tự. Cụ thể trong bài viết “Nợ xấu ngân hàng đang giảm khá nhanh” đăng trên VnEconomy tác giả Minh Đức cho có đoạn viết “Tác động giảm nợ xấu trong tháng 12/2012 chủ yếu do các tổ chức tín dụng đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Tính chung, trong năm 2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thống ước đạt khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng, do có nợ xấu mới tiếp tục phát sinh”.

Tương tự như lý giải ở trên việc tăng trích lập dự phòng thường làm tăng nợ xấu chứ không phải là giảm. Nợ xấu chỉ giảm khi nó được xử lý bằng bằng các thanh lý hoặc khách hàng tự thanh toán nợ. Việc dự phòng chỉ là bút toán ghi nhận việc khả năng mất vốn trong tương lai. Việc ghi nhận này nhằm để đánh giá chính xác hơn giá trị tài sản, vốn và kết quả kinh doanh của ngân hàng.

  • Kính lúp: In tiền cứu bất động sản “lợi bất cập hại”

    Kính lúp: In tiền cứu bất động sản “lợi bất cập hại”

    CafeLand - Thêm một lần nữa việc cứu bất động sản lại được bàn đến một cách sôi nỗi. Giải pháp được nhiều người “khuyến nghị” và cũng đã được đại diện phía NHNN đưa ra là NHNN sẽ cấp vốn giá rẻ và thời gian dài cho người dân mua nhà. Nếu các chính sách này được thực thi thì rõ ràng đây là việc in tiền để cứu bất động sản. Trước mắt thị trường bất động sản có thể tốt hơn nhưng về dài hạn đây là một chính sách vô cùng rủi ro. <br/br>

  • Kính lúp: Đánh thuế vàng và lập đội “cứu hỏa” để cứu bất động sản?

    Kính lúp: Đánh thuế vàng và lập đội “cứu hỏa” để cứu bất động sản?

    CafeLand - Trong bài viết trước chúng tôi đã đánh giá 3 trong 5 giải pháp mà VAFI (Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) kiến nghị. Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục đánh giá 2 giải pháp còn lại. Kết quả cho thấy 2 giải pháp này cũng thiếu tính thực tiễn và khả thi. <br/br>

  • Kính lúp: 5 giải pháp cứu bất động sản của VAFI  mơ hồ và bất khả thi

    Kính lúp: 5 giải pháp cứu bất động sản của VAFI mơ hồ và bất khả thi

    CafeLand - Tuần qua VAFI (Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) một lần nữa gây sốc cho mọi người với các đề xuất để cứu thị trường bất động sản. 5 giải pháp mà VAFI đưa ra đều thiếu tính thực tiễn và phản khoa học. <br/br>

Hồ Xung
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.