Quy định này tại Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) đang được xây dựng.
Chiều 7/5, phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 kết thúc với việc góp ý cho dự án Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi).
Cùng với sửa Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội cần phải nghiên cứu, rà soát các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Dân sự để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất. Cần phân định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư sơ cấp và nhà đầu tư thứ cấp trong thị trường bất động sản, có đại biểu đề nghị Luật bổ sung thêm phần về thị trường thế chấp- một phần không thể thiếu của thị trường bất động sản, vì trong dự thảo mới chỉ đề cập đến thị trường mua và cho thuê. Luật cũng nên quy định cụ thể về chủ thể tham gia, chế tài xử phạt đối với các vi phạm.
Các đại biểu cũng cho rằng: thực tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn thấp - chỉ khoảng 10-15 tỷ đồng, cho nên khi ngân hàng siết chặt cho vay là lập tức gặp khó khăn.
Khu lưu trú công nhân KCX Tân Thuận, quận 7
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) quy định các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 50 tỷ đồng là hợp lý, giảm tình trạng “tay không bắt giặc” của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Một quy định nữa của dự thảo Luật đưa ra, rất phù hợp và cần kiên trì thực hiện là: trong vòng 50 ngày từ khi bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua nhà, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Ông Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 13 nói: Thực trạng vừa qua tại Cần Thơ, nhiều dự án giao nhà tái định cư, giao nhà bán nhà nhưng 10 năm mà vẫn không giao giấy chứng nhận. Tôi cho rằng quy định này rất phù hợp. Nó khó cho doanh nghiệp nhưng đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Nhiều đại biểu cho rằng 50 ngày là khó nhưng tôi thấy rằng đã bán nhà, bàn giao nhà là phải tiến hành làm thủ tục cấp giấy quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở, đảm bảo quyền lợi cho người mua. Đây là điều rất thiết thực. Lần này Bộ Xây dựng đưa ra điều này là xã hội rất đồng tình”, ông Tiếp nói.

Sáng nay (7/5), Đoàn công tác do ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng dẫn đầu đã đi kiểm tra việc xây dựng và quản lý nhà ở công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, có tới 80 – 90% người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh đang phải thuê nhà do người dân tự xây. Mặc dù, một số nơi, chủ nhà trọ đã có đầu tư xây dựng phòng trọ và có hỗ trợ với người lao động về giá thuê phòng, nhưng nhìn chung các khu nhà trọ do dân tự xây vẫn chưa đúng quy chuẩn.

Sau khi khảo sát tại các khu nhà trọ cho công nhân do người dân tự xây dựng tại Quận Thủ Đức và Khu lưu trú công nhân ở Khu chế Xuất Tân Thuận, quận 7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: nhà nước sẽ công nhận, hỗ trợ về vốn và quy hoạch để khuyến khích người dân cùng tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân người lao động, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Có những chỗ người dân tự xây dựng, lợp mái bằng fibro xi măng rất nóng, vệ sinh không đảm bảo, trật trội. Nhưng người công nhân, người lao động vẫn phải thuê. Chúng ta không bằng lòng với chất lượng nhà ở như vậy. Quan điểm của Nhà nước là đảm bảo môi trường sống, điều kiện sống, làm việc cho người lao động ngày càng tốt hơn, chất lượng hơn. Để giải quyết thì phải huy động người dân tham gia và thực tế người dân đã tham gia. Nhưng thực tế chất lượng nói chung là chưa đạt yêu cầu.

Minh Hạnh - Ngọc Luân (VOV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.