Nguồn cung từ việc phát mãi tài sản để xử lý nợ của ngân hàng và chào bán mới của DN gây sức ép giảm giá và tạo tâm lý “chờ” giá giảm thêm của khách hàng có nhu cầu thật sự. Có nghĩa, nguồn vốn vẫn hạn chế trong khi vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán suy thoái…

Theo TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế, triển vọng của thị trường BĐS năm 2013 – 2014 đang có những động lực tăng trưởng nhất định. Đó là giá BĐS giảm khá mạnh, tình hình trì trệ của thị trường đã kéo dài 5 năm, có thể sẽ đi vào chu kỳ tăng trưởng mới từ năm 2013. Đặc biệt, Chính phủ đang có nhiều động thái và giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS, lãi suất đang giảm sẽ giúp một động lực đầu tư mới vào thị trường BĐS.


Giá căn hộ quá cao so với thu nhập của người dân là một trong những lý do khiến chung cư ế ẩm. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng sẽ tạo sức cầu văn phòng, khu thương mại…

Diễn tiến các giai đoạn của thị trường BĐS có thể sẽ diễn ra theo kịch bản, đầu năm 2013 thị trường vẫn khó khăn do mức tiêu thụ thấp. Nguồn cung từ việc phát mãi tài sản để xử lý nợ của ngân hàng và chào bán mới của DN gây sức ép giảm giá và tạo tâm lý “chờ” giá giảm thêm của khách hàng có nhu cầu thật sự. Có nghĩa, nguồn vốn vẫn hạn chế trong khi vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán suy thoái…

Quý II và III/2013 thị trường từng bước phục hồi tại các dự án căn hộ cách 10km so với trung tâm, có hạ tầng tốt, dịch vụ đầy đủ, giá cả hợp lý, chất lượng tốt… đáp ứng được nhu cầu mua để ở và mua đầu tư khai thác. Lúc này, nguồn vốn ngân hàng đã ổn định và sẵn sàng cho các căn hộ có sức thu hút người dân.

Về giá cả, mức giá của những căn hộ đáp ứng nhu cầu sử dụng và đầu tư của khách hàng đã ổn định và gần như thấp hơn giá thành nếu phát triển dự án mới cùng loại. Do vậy, sẽ xuất hiện hiệu ứng mua để chọn lựa được căn hộ phù hợp vị trí đẹp. Qua đó, từng bước phục hồi niềm tin đầu tư BĐS của người dân.

Đến quý IV/2013, thị trường BĐS có khả năng xuất hiện nhu cầu đầu tư khá mạnh. Tuy nhiên, chỉ những BĐS được đầu tư đúng mức, có giá trị sử dụng và tạo dựng không gian sống tốt mới có khả năng tăng giá và đem lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư thứ cấp.

Ở giai đoạn này, tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định và tăng trưởng, giúp thu nhập DN và người dân được cải thiện, niềm tin về đầu tư BĐS được khôi phục. Đồng thời đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhu cầu sử dụng căn hộ thật, với giá nhiều phân khúc BĐS phù hợp khả năng người dân. Lúc này, kinh tế thế giới cũng đang dần phục hồi, tại thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện trở lại dòng vốn đầu tư nước ngoài vào BĐS.

Cùng quan điển trên, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cho rằng, hàng loạt giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS mới đây của Chính phủ như một luồng gió mới, tăng thêm hy vọng cho xã hội và những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, về một khả năng có thể mua được nhà ở. Đây cũng là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến thị trường BĐS.

Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS không thể chỉ sử dụng vài giải pháp mà thành công, mà điều đó đòi hỏi những giải pháp tổng hợp và đồng bộ.

Những hạn chế của thị trường BĐS Việt Nam thời gian qua vẫn đang tồn tại.

Cụ thể, đó là nguồn cung vượt cầu quá lớn từ giai đoạn 2008 – 2012 và sẽ tiếp tục tăng sẽ khiến lượng tồn kho giảm chậm. Cơ cấu hàng hóa BĐS không hợp lý; giá BĐS còn quá cao so với thu nhập của người dân. Tiếp đến là nguồn vốn cung ứng cho thị trường BĐS còn hạn chế và lãi suất cho vay của Việt Nam trong lĩnh vực BĐS (so với các nước trong khu vực) còn cao. Nhà đầu tư thứ cấp của Việt Nam còn chịu gánh nặng về vốn vay và chưa có niềm tin vào sự tăng trưởng của thị trường.

Những con số về tồn kho BĐS trên thực tế còn rất cao, phản ánh được mức độ nghiêm trọng của thị trường BĐS khi bị đóng băng và tác động tới nhiều lĩnh vực khác và cả nền kinh tế. Nên việc thay đổi một cách lạc quan, nhanh chóng về thị trường BĐS thì chưa. Điều quan trọng hiện nay là Chính phủ đã nhìn ra các khó khăn đó và quyết tâm tháo gỡ, đây cũng là điều DN và người dân mong đợi.

Ông Trần Kim Chung – Chủ tịch tập đoàn C.T Group cho biết, về lâu dài thị trường BĐS vẫn còn đầy tiềm năng. Vì thế trong kế hoạch 5 năm tới, dự kiến C.T Group sẽ có nhiều sản phẩm địa ốc chất lượng tốt, chọn điểm rơi vào năm 2013, bởi C.T Group tin rằng đây là thời điểm thị trường bình ổn trở lại.

Về xu hướng phát triển các dự án trong năm 2013, theo ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị - CTCP Phát triển nhà Thủ Đức thì, năm 2013 sẽ là năm bùng nổ nguồn cung căn hộ ở phân khúc bình dân. Sự cạnh tranh giữa các DN gay gắt hơn. Người mua có nhiều cơ hội và hàng hóa để lựa chọn. Và để đứng vững trên thị trường, các DN BĐS cần có lợi thế về uy tín thương hiệu, sản phẩm chất lượng, năng lực tài chính ổn định.

Năm 2013 sẽ vẫn còn những nhà đầu tư lớn, nắm giữ nhiều tiền mặt, có thể mua lại nhiều dự án giá rẻ chờ thị trường phục hồi.

Theo Thanh Trà (Thời Báo Ngân Hàng)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.