Hiện nay, Bộ Xây dựng đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Đây là vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2015/NĐ-CP về việc xây dựng lại nhà chung cư cũ. Nghị định này quy định chi tiết về việc xây dựng lại nhà chung cư cũ bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở và việc bố trí nhà ở cho người được tái định cư; quy định một số cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, công nghệ xây dựng để đầu tư xây dựng lại các nhà chung cư.
Đây được coi là một bước tiến nhằm tháo gỡ những nút thắt khiến việc xây dựng lại chung cư cũ. Các doanh nghiệp kinh doanh BĐS là chủ đầu tư dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ quy định tại Nghị định này được Nhà nước giao đất thực hiện dự án, được chuyển mục đích sử dụng một phần diện tích đất trong phạm vi dự án để phục vụ nhu cầu kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở đảm bảo phù hợp quy hoạch.
Khi triển khai xây dựng lại nhà chung cư cũ, chủ đầu tư dự án sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có) đối với toàn bộ phần diện tích đất được giao trong phạm vi dự án (kể cả phần diện tích đất được phép chuyển mục đích sử dụng).
Ngay sau khi ban hành Nghị định này, Bộ Xây dựng đã được giao xây dựng Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP. Sau khi Dự thảo Thông tư được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận cũng như các doanh nghiệp bất động sản.
Theo ông Nguyễn Bá Long, Phó Tổng giám đốc Công ty Gia Bảo, cần xem xét chỉnh sửa một số điều trong Dự thảo Thông tư để cho phù hợp với thực tế góp phần tháo gỡ các vướng mắc hiện nay trong việc triển khai xây dựng lại các chung cư cũ tại Hà Nội.
Nhà chung cư cũ ở Hà Nội bị xuống cấp trầm trọng
Cụ thể: Khoản 3 điều 7 của Thông tư dự thảo quy định: “Đối với trường hợp đã có quyết định chấp thuận chủ đầu tư dự án và có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP mà có trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành các quyết định này thì Sở xây dựng có trách nhiệm báo cáo UBND cấp tỉnh để tổ chức cưỡng chế, di dời trong thời hạn 03 tháng, kể từ khi hết thời hạn phải chấp hành di dời nếu trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Có thể sửa đổi thành: “Đối với trường hợp đã có quyết định chấp thuận chủ đầu tư dự án và có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP mà có trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành các quyết định này thì Sở xây dựng có trách nhiệm báo cáo UBND cấp tỉnh để tổ chức cưỡng chế, di dời trong thời hạn 03 tháng, kể từ khi hết thời hạn phải chấp hành di dời nếu trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. UBND cấp Tỉnh và Sở, Ban ngành, Quận (Huyện) trực thuộc không phải trả lời các đơn, thư của các hộ dân thiểu số từ 30% trở xuống về việc khiếu nại, tố cáo,… liên quan tới việc cưỡng chế di dời chung cư cũ của các hộ dân đang ở trên đó”.
Đề nghị Bộ Xây dựng quan tâm cũng như xem xét ý kiến góp ý của doanh nghiệp để chỉnh sửa một số điều trong Dự thảo Thông tư cho phù hợp với thực tế nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc hiện nay trong việc triển khai xây dựng lại các chung cư cũ tại Hà Nội.
H.Duy (LĐTĐ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.