Khi các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đổ xô vào xây dựng TTTM sẽ dẫn đến hậu quả không quy hoạch được khu dân cư với áp lực dân số cụ thể. Thậm chí, có chuyên gia còn nhận định, đây còn được coi là cách trốn quy hoạch dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng khi các cơ sở sản xuất kinh doanh đang bị biến tướng thành nhà ở.

Các ki-ốt trong TTTM Lim được thiết kế như căn hộ để ở, bên ngoài các tuyến phố được đặt tên hẳn hoi

Luật còn nhiều kẻ hở

Theo quy định của Bộ Công Thương thì TTTM được định nghĩa rất chung chung là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Còn tại Nghị định 02/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, mặc dù có quy định Điểm kinh doanh bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm nhưng lại không quy định tối đa là bao nhiêu. Vì quy định còn lỏng lẻo nên chủ đầu tư nếu được chính quyền địa phương “ủng hộ” thì việc biến tướng ki-ốt thành nhà ở trở nên rất dễ dàng.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đỗ Mai, Phó Giams đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc cho hay: "Trong tất cả các văn bản pháp luật quy định về xây dựng và quản lý TTTM đúng là không hề có từ nào đề cập đến việc “ở”, nếu xây ki-ốt vừa kinh doanh vừa ở là điều không thể chấp nhận được. Đây là một dạng đầu tư lách luật của giới kinh doanh bất động sản để hưởng lợi. Tôi nhớ không lầm, đã có lần Cty HDB này có lên Vĩnh Phúc đặt vấn đề xây chợ, nhưng sau khi Sở nêu quan điểm, không thấy họ quay lại nữa".

Thu lợi bất chính

Một chuyên gia xây dựng (xin được dấu tên) khi được hỏi về sản phẩm này nhận định: Về mặt hình thức thì nó là TTTM với các ki-ốt bao quanh khu vực chợ trung tâm phục vụ việc kinh doanh buôn bán. Thế nhưng, bản chất đã được chủ đầu tư biến thành những căn hộ liền kề không nằm ngoài mục đích kinh doanh bất động sản.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, một vấn đề cần phải bàn là nếu ki-ốt được xây dựng lên đến 2 – 3 tầng thì tiêu chuẩn nào cho phép và định nghĩa ki-ốt sẽ như thế nào. Rõ ràng, là các quy định chưa điều chỉnh đến nó.

Nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn khi các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đổ xô vào xây dựng TTTM, dẫn đến việc không quy hoạch được khu dân cư với áp lực dân số cụ thể. Thậm chí, có chuyên gia còn nhận định, đây còn được coi là cách trốn quy hoạch dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng khi các cơ sở sản xuất kinh doanh đang bị biến tướng thành nhà ở.

Theo tính toán chi phí xây dựng, mỗi căn nhà được gọi là ki-ốt sẽ hết chừng 200-400 triệu đồng, trong khi chủ đầu tư chào bán mức giá từ 700-900 triệu đồng, cho thấy một khoản lợi rất lớn đang chảy vào túi họ. Còn với nhà đầu tư, dường như họ cũng có lời, khi chỉ phải bỏ ra một mức tiền nhất định lại vừa có nơi kinh doanh vừa dùng cho gia đình ở.

Theo cách tính toán của ông Lê Văn Ngọc Trưởng phòng Tài nguyễn & Môi trường TP. Vinh (Nghệ An), đối với một dự án đầu tư nhà ở thương mại thì họ phải đóng tiền đất thương phẩm một cục và khi bán sản phẩm phải đóng thêm thuế chuyển nhượng, mua bán.

Nhưng ở dự án TTTM chỉ phải đóng tiền thuế thuê đất thấp hơn nhiều và có thể đóng vài năm một lần, nên đầu tư xây dựng TTTM nhưng bán ki-ốt như dạng nhà ở là hoàn toàn có lợi. Ngoài ra, khi đầu tư dự án nhà ở kinh doanh, doanh nghiệp còn phải mất thêm chi phí đầu tư các công trình phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, công viên.... Nhưng dự án TTTM thì không mang tính bắt buộc, đó chính là một khoản lợi không nhỏ với chủ đầu tư rồi.

“Điều đáng bàn là chỉ có hợp đồng mua bán và hóa đơn chứ không thể cấp sổ đỏ nên rủi ro luôn rơi về những người mua. Bởi thực tế, không có chợ và TTTM nào lại vững chãi đến 50 năm. Vì thế, trong quá trình sử dụng hỏng hóc thì sao, khi có sự cố cháy nổ thì tính toán thế nào?, là những điều rất cần bàn với dạng hợp đồng mua bán này.

Chưa nói trong quá trình sử dụng, khi có sự trao đổi, mua bán các ki-ốt giữa các nhà đầu tư với nhau cũng làm mất đi một khoản thuế lớn của nhà nước khi không thể sang tên đổi chủ cho các chủ ki-ốt vì hóa đơn chỉ xuất một lần”, ông Mai nhấn mạnh.

Theo Pháp Luật VN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.