Là khách hàng mua nhà từ Công ty Hạ Long qua dự án Hesco Văn Quán – Hà Đông, Hà Nội nhiều khách hàng đang rơi vào "mớ bòng bong" khi không biết bắt đầu từ đâu và tin theo lời hứa chủ đầu tư hay công ty phân phối của mình.

Đoàn kết, kiên trì và đấu tranh đến cùng để đòi quyền lợi khi đã đóng đến 70% số tiền mua nhà, đến nay khách hàng mua nhà tại CT3 Trung Văn đã nhận được hợp đồng chuyển nhượng từ công ty phân phối sang chủ đầu tư. Theo dự tính, đầu tháng 1 khách của CT3 Trung Văn sẽ nhận được chìa khóa căn nhà của mình.

Trong khi đó, cũng là khách hàng mua nhà từ Công ty Hạ Long qua dự án Hesco Văn Quán – Hà Đông, Hà Nội nhiều khách hàng đang rơi vào trạng thái mớ bòng bong khi không biết bắt đầu từ đâu và tin theo lời hứa chủ đầu tư hay công ty phân phối của mình.

Chị Hằng - khách hàng mua nhà tại Hesco Văn Quán cho biết: Chị hoàn toàn bế tắc khi tiền đã đổ vào dự án mà đến nay vẫn nằm trong trạng thái án binh bất động. Hoạt động của nhóm khách hàng mua nhà tại đây cũng khá mờ nhạt.

Nhiều khách hàng vẫn đặt niềm tin vào chủ đầu tư là Tập đoàn Vina Megastar sẽ tiếp tục triển khai dự án trong khi một số khách hàng ký hợp đồng góp vốn từ Công ty Hạ Long thì gần như mất niềm tin trước những lời hứa có cánh của những người có trách nhiệm.

Hiện tại dự án Hesco vẫn là bãi đất hoang tàn sau hơn 1 năm triển khai, thi công

Anh Chinh - khách hàng khác của dự án Hesco Văn Quán cho biết: “Bằng giá nào tôi cũng phải đòi lại vốn đã góp với chủ đầu tư. Tiền lãi tôi không dám mong nhận được nhưng gốc chủ đầu tư phải thanh toán sòng phẳng. Trước đó, trong văn bản gửi cho chúng tôi, họ hứa rằng sẽ xây dựng một tương lai tốt đẹp nhưng khách không phải đứa trẻ con”.

Trả lời khách hàng, chủ đầu tư Hesco Văn Quán từng khéo léo viện vào lý do khủng hoảng kinh tế nên dự án không được triển khai tiếp, nhưng trên thực tế năng lực tài chính để triển khai dự án này rất khó khăn.

Hiện tại, khách hàng tại đây vẫn ngày đêm mong nhà đầu tư trả lại số vốn đã huy động của họ trước đó trên nguyên tắc hợp đồng góp vốn đã ký.

Sức khỏe tài chính Vina Megastar yếu?

Năng lực tài chính của tập đoàn Vina Megastar được giới thiệu trên website của họ như sau: “Được thành lập năm 2007, Tập đoàn Megastar luôn dẫn đầu trong việc phát huy tối đa giá trị gia tăng cho các sản phẩm công nghiệp truyền thống và phát triển đô thị. Từ công nghệ luyện kim tới đóng tàu, từ đáp ứng nhu cầu địa ốc đến khu công viên công nghiệp - business park, Megastar và vốn điều lệ khi đó là 700 tỷ đồng". Nhưng trên thực tế, tập đoàn này đang sa vào khá nhiều siêu dự án và đều chưa triển khai được gì ngoài quây tôn chiếm chỗ.

Mới đây, dự án hồ điều hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã được thông báo sẽ thu hồi từ chủ đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar. Đây là dự án công viên văn hóa - vui chơi - giải trí và dịch vụ công cộng được UBND TP.Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Thời điểm khởi công dự án dự kiến vào cuối năm 2011 đã không được thực hiện. Ông Đặng Hồng Thái cho biết, theo báo cáo của các cơ quan của UBND quận Thanh Xuân, hiện nay, năng lực tài chính của Vina Megastar cũng không bảo đảm thực hiện được dự án.

Dự án Hesco Dominium gồm 1 tòa tháp đôi 50 tầng và tòa nhà 45 tầng. Để huy động vốn, Megastar Land đã từng thông tin ngày 4/7/2011, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4465/VPCP-KTN thông báo dự án tiếp tục được triển khai sau khi Hà Nội có đợt rà soát các dự án bất động sản. Nhưng trên thực tế, dự án vẫn là khu đất hoang tàn với những chiếc máy thi công hoen gỉ. Lời hứa tiếp tục thi công của chủ đầu tư vẫn quá xa vời.

Ngoài ra, dự án 409 Lĩnh Nam của tập đoàn này cũng đang rơi vào trạng thái án binh, bất động. Hàng trăm khách hàng chỉ còn biết kêu trời khi góp tiền xây nhà cùng chủ đầu tư.

Một chuyên gia bất động sản nhận định, trong trường hợp khách hàng của Hesco Văn Quán muốn đòi lại tiền chỉ còn cách đoàn kết, kiên trì và phải đi đến cùng với chủ đầu tư. Nếu khách bỏ bẵng chủ đầu tư sẽ cho rằng khách khoan nhượng và họ không làm đến nơi đến chốn.

Một nguồn tin khác cho rằng chủ đầu tư Hesco Văn Quán sẽ “bán” lại dự án này cho một ngân hàng lớn khác đổ tiền vào triển khai tiếp dự án? Nhưng thông tin này cũng không làm cho khách của dự án có đủ niềm tin và hi vọng chờ.

  • Quy chế quản lý nhà chung cư: Sẽ không còn tranh chấp?

    Quy chế quản lý nhà chung cư: Sẽ không còn tranh chấp?

    Nhằm hạn chế các vụ lùm xùm liên quan đến tranh chấp, mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư hoặc các đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, việc ban hành một quy chế quản lý nhà chung cư (NCC) là hết sức cần thiết. Sau nhiều năm và qua nhiều lần điều chỉnh, Sở Xây dựng TPHCM vừa hoàn chỉnh dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng NCC trên địa bàn TP sau khi nhận được sự góp ý của Bộ Xây dựng và Sở Tư pháp TPHCM. Theo dự thảo, giá dịch vụ NCC sẽ được cư dân và chủ đầu tư tự thỏa thuận. <br/br>

  • Bắt đầu chu kỳ mới

    Bắt đầu chu kỳ mới

    Dù thừa nhận những khó khăn của năm 2012 tiếp tục sẽ là rào cản cho thị trường, nhưng nhiều chuyên gia đang kỳ vọng với những giải pháp được cơ quan quản lý đưa ra cũng như những thay đổi tích cực từ phía các chủ đầu tư, thị trường 2013 sẽ diễn biến theo chiều hướng tích cực. <br/br>

  • Đóng tiền sử dụng đất bằng… căn hộ

    Đóng tiền sử dụng đất bằng… căn hộ

    Nếu như trước đây dư luận nghe có vẻ khôi hài khi Nhà máy xi măng Bình Phước kiến nghị với tỉnh xin được nộp tiền thuế bằng… xi măng, thì nay chẳng có gì lạ lẫm khi mới đây các chủ đầu tư, các doanh nghiệp BĐS TPHCM xin đề xuất nộp tiền sử dụng đất bằng căn hộ của chính dự án để giải phóng hàng tồn kho; có ý kiến còn đề xuất cho người mua nộp tiền sử dụng đất thay cho chủ đầu tư. <br/br>

Theo Hoàng Mai (GDVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.