Thực hiện di dời các công trình trong khu vực nội đô và giãn dân trong khu vực phố cổ. Đồng thời quản lý việc sử dụng quỹ đất sau di dời đúng mục đích.
Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất nước (3.328,9km2), với dân số khoảng 7,5 triệu người. Điều này tạo áp lực rất lớn lên hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải với các vấn đề nghiêm trọng như ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, sự phát triển bùng phát của phương tiện cá nhân,… Để giải quyết tận gốc vấn đề này, đòi hỏi phải có tầm nhìn và hàng loạt các giải pháp đồng bộ, tổng hợp.
Tắc đường ở Hà Nội.
Thực hiện di dời các công trình (trường học, nhà máy, cơ quan,...) trong khu vực nội đô và giãn dân trong khu vực phố cổ. Đồng thời quản lý việc sử dụng quỹ đất sau di dời đúng mục đích.
Phát triển hệ thống VTHKCC với nòng cốt là loại hình vận tải xe buýt, tiến tới là hệ thống VTHKCC khối lượng lớn như buýt nhanh-BRT, đường sắt đô thị. Phát triển “nóng” mạng lưới tuyến xe buýt (mở mới trung bình 15-20 tuyến buýt/năm, với 500-550 phương tiện buýt/năm)…
Mỗi ngày mất hơn 41 tỷ đồng
Theo ước tính, trung bình mỗi ngày một người dân Thủ đô bị ùn tắc từ 15 - 20 phút, tương ứng mỗi năm người dân và ngân sách Hà Nội mất khoảng 15.000 tỷ đồng, bình quân trên 41 tỷ đồng/ngày. Như vậy, ùn tắc giao thông là vấn đề chung của toàn xã hội, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc, giải quyết của toàn bộ nền kinh tế, các cơ quan ban ngành và ý thức của mỗi cá nhân tham gia giao thông.
Đã có nhiều phân tích về nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại Hà Nội như sự phát triển bùng nổ của phương tiện cá nhân (xe máy và ô tô con), cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu và chưa hoàn thiện, ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao,... tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng, mang tính chất cốt lõi của vấn đề là bất cập trong quy hoạch đô thị của Thủ đô Hà Nội.
Mặc dù đã có quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, nhưng trong thực tế triển khai còn nhiều tồn tại như: Chủ trương của TP. Hà Nội là giãn dân trong khu vực nội đô, các nhà máy xí nghiệp ra ngoại thành hoặc xây dựng cơ sở sản xuất ở địa phương khác. Tuy nhiên, khi các công ty, nhà máy sản xuất di chuyển đi nơi khác thì đất cũ lại mọc lên những khu chung cư mới với lượng dân số rất đông, điều đó cho thấy mâu thuẫn về chủ trương trong việc quy hoạch. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến ùn tắc giao thông liên quan đến việc triển khai các quy hoạch về giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội cần phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Giải pháp tháo gỡ ùn tắc giao thông
Ùn tắc giao thông đô thị là tình trạng chung tại các đô thị của các nước đang phát triển. Muốn giải quyết tình trạng trên đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mạnh mẽ, có chiều sâu trên cơ sở tôn trọng quyền đi lại của người dân. Cần quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng, kiên quyết xử lý dỡ bỏ các công trình vi phạm. Thường xuyên rà soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè đô thị, xử lý tình trạng lấn chiếm vi phạm hành lang ATGT, tạo hành lang thông thoáng cho phương tiện và người tham gia giao thông.
Tăng cường quản lý vận tải đô thị, xóa bỏ tình trạng “xe dù, bến cóc” nhằm thiết lập trật tự vận tải đô thị đồng bộ, hiện đại. Kiên trì thực hiện chính sách di dời các công trình (trường học, nhà máy, cơ quan,...) trong khu vực nội đô và giãn dân trong khu vực phố cổ. Đồng thời quản lý việc sử dụng quỹ đất sau di dời đúng mục đích.
Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đa phương thức với nòng cốt là loại hình vận tải xe buýt, tiến tới là hệ thống VTHKCC khối lượng lớn như buýt nhanh-BRT, đường sắt đô thị. Phát triển “nóng” mạng lưới tuyến xe buýt (mở mới trung bình 15-20 tuyến buýt/năm, với 500-550 phương tiện buýt/năm); nâng cao chất lượng dịch vụ; triển khai có hiệu quả các chính sách, giải pháp cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động vận tải xe buýt như hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phương tiện, phát triển các bãi đỗ xe,… và chính sách giá vé cho hành khách.
Đảm bảo tiến độ xây dựng các dự án VTHKCC khối lượng lớn đang được đầu tư xây dựng như đảm bảo tiến độ khai thác tuyến BRT Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã; tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị số 2 Cát Linh - Hà Đông và số 3 Nhổn - ga Hà Nội.
Tiếp tục nghiên cứu triển khai xây dựng các tuyến BRT và tuyến đường sắt đô thị khác trong Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Hạn chế nhu cầu đỗ xe
Đối với khu vực đô thị trung tâm theo chủ trương của thành phố, khu vực này cần hạn chế dần tiến tới cấm sử dụng phương tiện cá nhân tại một số khu vực. Do đó sẽ hạn chế nhu cầu đỗ xe thông qua các biện pháp quản lý hành chính (áp dụng chỉ số cung cấp chỗ đỗ xe tối đa nhằm hạn chế hạ tầng bãi đỗ, cấm đỗ xe trên vỉa hè các tuyến phố có mật độ giao thông cao, hạn chế đỗ xe trong giờ cao điểm, giới hạn thời gian đỗ xe) và tài chính (áp dụng mức phí đỗ xe cao nhất).
Tại khu vực đã phát triển sẽ hạn chế nhu cầu đỗ xe kết hợp với dịch chuyển nhu cầu đỗ xe vào giờ cao điểm sang các khu vực khác (áp dụng cho các chuyến đi không cố định như mua sắm, cá nhân). Tiếp tục áp dụng biện pháp quản lý hành chính, áp dụng chỉ số cung cấp chỗ đỗ xe tối đa tại các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ, các tòa nhà chung cư, đặc biệt là chung cư cao cấp có thể áp dụng chỉ tiêu tối thiểu; hạn chế đỗ xe ở một số tuyến phố, cấm đỗ xe vào thời điểm cao điểm và quản lý tài chính (áp dụng mức phí đỗ xe cao, không quy định về phí đỗ xe tại bãi đỗ do tư nhân cung cấp).
Tại khu vực đô thị mới phát triển sẽ khai thác hiệu quả hạ tầng bãi đỗ hiện tại kết hợp kiểm soát hợp lý việc cung cấp bãi đỗ mới, sử dụng loại hình bãi đỗ xe cao tầng hoặc bãi đỗ xe ngầm. Các trường học cần áp dụng chỉ tiêu cung cấp chỗ đỗ xe tối đa để khuyến khích học sinh, sinh viên sử dụng giao thông công cộng. Phí đỗ xe tại bãi đỗ do tư nhân cung cấp nên để nhà đầu tư xác định phù hợp với cung cầu của thị trường.
Ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống VTHKCC, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị luôn là giải pháp xuyên suốt trong mọi giai đoạn. Tiếp tục thực hiện các danh mục công trình kết cấu hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn 2012-2015 và các công trình đề xuất mới trong Nghị Quyết số 06/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020.n
Theo Sở GT-VT Hà Nội, hiện có 319 đường, phố đã có xe buýt, trên tổng số 928 đường phố có thể chạy xe buýt (chiếm 34%); có 1.947km tuyến xe buýt trên tổng số 3.974km đường có thể chạy được xe buýt (chiếm 48,9%)…; đoàn phương tiện tăng gần 4,2 lần (từ 334 lên 1.404 xe); sản lượng tăng 29 lần (từ 15 triệu lượt khách tăng lên 431,7 triệu lượt khách). Xe buýt hiện đáp ứng được 10-12% nhu cầu đi lại của người dân./.
VOV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.