Về dự án nhà cao tầng sát Hồ Gươm, ông Đặng Hùng Võ cho rằng: “Bằng mọi giá phải bảo vệ Hà Nội cổ, không được đụng đến để làm mất đi giá trị cổ mà không gì “mua” lại được!”

Dự án xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng tại góc ngã tư Trần Nguyên Hãn - Lý Thái Tổ vừa được phép xây dựng tại số 10 phố Trần Nguyên Hãn đang "gây sóng" trong dư luận, VTC News vừa cùng GS TSKH Đặng Hùng Võ nhìn nhận về dự án cao tầng xây cách Hồ Gươm khoảng 200m này.

- Thưa ông, quan điểm của ông với việc Hà Nội vừa đồng ý xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại (TTTM) khách sạn và văn phòng cho thuê 12 tầng ngay sát Hồ Gươm như thế nào?

Quay trở lại “quá khứ” một chút, chúng ta thấy được Hồ Gươm trải qua bao lần “sóng gió” về nhà cao tầng như Hàm Cá Mập, trụ sở UBND TP Hà Nội trước đây, rồi khách sạn Hà Nội vàng không xây dựng được do rất nhiều ý kiến không đồng thuận.

Tất cả bắt nguồn từ lí do quanh Hồ Gươm không thể xây nhà cao tầng. Về mặt cảnh quan đô thị, đây là một triết lí kiến trúc từ thời Pháp, nếu xây thấp tầng và cao dần ra phía ngoài thì Hồ Gươm sẽ là tâm điểm, nếu xây nhà cao tầng xung quanh thì Hồ Gươm không khác gì cái… giếng.

Theo tôi thì không nên phá vỡ một Hà Nội cổ bằng kiến trúc hiện đại. Từ xưa đến nay người dân, các nhà chuyên môn, nhà quy hoạch, kiến trúc đều có ý kiến về việc xây dựng nhà cao tầng cạnh Hồ Gươm.

Lần này, việc xây dựng tổ hợp TTTM, khách sạn, văn phòng cho thuê cao 12 tầng tại trụ sở điện lực TP cũng không nằm ngoài những điều trước đây đã làm dư luận “nổi sóng”.

Hà Nội từng bỏ việc xây dựng khách sạn Hà Nội vàng, lần này, dự án TTTM cũng nhận được nhiều sóng dư luận không đồng tình và tôi cho là dự án này nên dừng.

- Trong khi nhiều luồng ý kiến không đồng tình với việc xây dựng tổ hợp TTTM cao tầng nêu trên thì TP Hà Nội cho rằng việc xây dựng dự án này cũng nhằm thực hiện chủ trương cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và dự án này cũng nhằm phát huy giá trị sử dụng đất – ông thấy lí lẽ này thế nào?

Có 3 cái của Hà Nội là quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan thì trong đó, nói về kiến trúc ai cũng nhấn mạnh “đừng làm mất đi Hà Nội cổ”.

1000 năm trước không có TTTM nào vào Hà Nội nên giờ có đưa TTTM vào đây chắc chắn cũng không làm cho khu vực này có “hồn” gì.

Vị trí sẽ xây tòa nhà Trung tâm thương mại tại số 10 Trần Nguyên Hãn

Hãy để lại Hà Nội cổ giữ nguyên được cái hồn của nó, đừng để những kiến trúc hiện đại làm mất cái hồn đi. Người nước ngoài đến đây còn khát khao nhìn Hà Nội cổ thì không lý gì chính chúng ta lại nhét nó vào… bị!

- Vậy theo ông, khu đất này nên làm gì để phát huy giá trị mà vẫn giữ được cái hồn cổ của Hà Nội?

Chúng ta có thể xem xét làm nhiều việc khác, nhưng làm gì thì cũng cần nghĩ thấu đáo. Có thể là một nơi vui chơi công cộng, một khu triển lãm, thậm chí một gallery tranh còn có ý nghĩa hơn nhiều khu TTTM cao tầng. Cần phải nghiên cứu điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Tôi khẳng định quan điểm là không nên xây dựng tổ hợp TTTM tại đây.

- Cách vị trí xây dựng TTTM này (trụ sở điện lực TP) không xa là khu TTTM Tràng Tiền, ông bình luận thế nào về việc xây 2 khu TTTM ngay cạnh nhau?

Hãy để lại Hà Nội cổ giữ nguyên được cái hồn của nó, đừng để những kiến trúc hiện đại làm mất cái hồn đi. Người nước ngoài đến đây còn khát khao nhìn Hà Nội cổ thì không lý gì chính chúng ta lại nhét nó vào… bị!

Dưới góc nhìn kinh tế thì tôi nghĩ đừng lấy những khu đất thuộc về Hà Nội cổ để đẩy lên câu chuyện về thương mại. Bằng mọi giá phải bảo vệ Hà Nội cổ, không được đụng đến để làm mất đi giá trị cổ mà không gì “mua” lại được!

Nhưng nếu nhất định phải nhìn về kinh tế, nên chăng là xây dựng ở đây một chợ quê với những nét riêng chỉ có ở Hà Nội.

- Từng là nhà quản lý liên quan đến lĩnh vực đất đai, ông đánh giá thế nào về việc sử dụng đất liên quan đến những công trình cao tầng quanh Hồ Gươm?

Tôi thấy, liên quan đến việc này là sự bức xúc lặp đi lặp lại. Về quản lý, chúng ta thực hiện quá trình chưa được thấu đáo, phải xem nhiều nhẽ rồi mới đi đến quyết định.

Việc quyết định xây dựng nhà cao tầng quanh Hồ Gươm chúng ta đã gặp nhiều lần rồi, tạo nhiều bức xúc rồi. Về nguyên tắc quản lí thì tạo ra bức xúc là không cần thiết. Nên cẩn trọng trước khi có những quyết định đối với “Hà Nội 36 phố phường”.

Nếu nay ta làm vỡ một mảnh Hà Nội cổ thì mai ta không bù lại được. Nếu chỉ vì một quyết định…lơ đãng với Hà Nội cổ thì ta không bao giờ có thể làm lại được.

Các nước họ đều cẩn trọng trong quyết định như thế này. Ta đã có kinh nghiệm nhiều lần tạo sóng dư luận rồi, lần này nên… rút kinh nghiệm!

- Nhiều ý kiến ví von, nếu dự án tổ hợp TTTM này vẫn được xây dựng thì Hồ Gươm sẽ thành… “ao Gươm”, ông bình luận gì?

Thành giếng chứ không phải thành ao, thậm chí là… đáy giếng!

- Xin cảm ơn ý kiến của ông!

  • Hướng dẫn cụ thể cách tính Lệ phí trước bạ nhà, đất

    Hướng dẫn cụ thể cách tính Lệ phí trước bạ nhà, đất

    Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 34/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ (LPTB). Ngoài nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến LPTB đối với ô tô, Thông tư hướng dẫn cụ thể giá tính LPTB đối với nhà, đất. <br/br>

  • Mũi Kê Gà bao giờ cất tiếng gáy?

    Mũi Kê Gà bao giờ cất tiếng gáy?

    Khu vực Mũi Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) từng là “thiên đường” du lịch nghỉ dưỡng của nhiều khách thập phương nhờ có bờ biển đẹp, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Nhưng gần 6 năm qua vì dự án (DA) của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) “đóng băng”, hàng chục resort như: Thế Giới Xanh, Hạnh Phúc, Minh Ngọc, Lam Sơn, Thạnh Đạt, Phong Lan, Hương Bắc... nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng nặng nề, không thể đón khách du lịch do không chủ đầu tư nào dám nâng cấp hay đầu tư tiếp.

Trần Vũ (VTC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.