Với chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, nhiều chuyên gia dự báo thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2012 cũng sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức. Tuy vậy, nếu các DN nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường để có hướng đi thích hợp thì không những vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này mà còn tạo tiền đề cho nhiều năm sau.

Manh nha hình thành các tập đoàn BĐS


Nếu tính từ năm 2008 đến nay thì năm 2011 được xem là năm cực kỳ khó khăn của ngành BĐS. Hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều phải đương đầu với những khó khăn nghiêm trọng phổ biến là thiếu vốn, không thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phải chịu lãi suất cao trên 20%.


Giải pháp khơi thông thị trường bất động sản
Nhiều chuyên gia cho rằng các DN BĐS cần chú trọng tới việc xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp vì thị trường đang rất thiếu và cần thực sự

Các doanh nghiệp BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình tồn tại với các giải pháp như: tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện các công trình... Nhiều DN chấp nhận giảm giá căn hộ, thậm chí là bán lỗ. Tuy nhiên, tình hình vẫn rất khó khăn, các DN càng vay lớn nguy cơ vỡ nợ càng cao và có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản.


Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn thì điểm sáng của năm 2011 là tính tự lực tự cường và sức chịu đựng của các doanh nghiệp BĐS. Và xuất hiện sự hợp tác liên kết tự nguyện giữa các DN trong nước để thực hiện các dự án như: Tập đoàn CT; Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức - Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Tổng công ty đầu tư Phong Phú - Công ty Dệt Phước Long; Công ty CP Đầu tư Phương Trang - Công ty CP Đức Khải; Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương tín với một số nhà thầu xây dựng và ngân hàng; Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) - Sư đoàn Không quân 370 - Công ty CP Tập đoàn Khang Thông...


Theo ông Lê Hoàng Châu, việc liên kết giữa các DN trong ngành BĐS chưa phải đã hình thành nên những tập đoàn, song đó cũng là tiền đề để hình thành những tập đoàn lớn sau này.


Chú trọng phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp


Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng năm 2012 và những năm tiếp theo thị trường BĐS sẽ phát triển theo hướng đẩy mạnh thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Theo PGS-TS Nguyễn Văn Trình, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, thì đây là xu hướng tất yếu cho những quốc gia có thu nhập quốc dân ở mức trung bình như Việt Nam.


Trong thời gian qua, các DN chỉ chú trọng vào phân khúc thị trường BĐS cao cấp với các biệt thự, các căn hộ cao cấp mà quên đi phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngay cả các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp cũng có giá rất cao so với người thu nhập thấp. Trong khi đây là phân khúc đang rất thiếu và rất có nhu cầu.


Ông Lê Nguyễn - một chuyên gia BĐS từ Mỹ cũng cho rằng, “thời gian qua thị trường BĐS Việt Nam là cuộc chơi của những người giàu. Và dù giàu đến mấy mà sản phẩm họ làm ra không bán được thì rồi cũng hết tiền”. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM thì DN cần xem phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp là một hướng đi đúng vì Chính phủ đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển an sinh xã hội.


Tiến sỹ Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, khó khăn nhất của các doanh nghiệp BĐS hiện nay là nhu cầu vốn. Để giải quyết bài toán này nhà nước cần có những chính sách mới như xây dựng các văn bản pháp lý về quỹ đầu tư tín thác BĐS. Bên cạnh đó, quy định về quỹ tiết kiệm tương hỗ BĐS cần nhanh chóng được ban hành. Cũng có kiến nghị thành lập ngân hàng xây dựng... Đồng thời các DN cũng phải linh hoạt thu hẹp phạm vi dự án, chia nhỏ sản phẩm đế giảm giá, hoặc kiến nghị chuyển đổi công năng...

Theo Báo GTVT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.