Trong quý cuối cùng của năm 2012, nhiều nhà đầu tư BĐS đã hạ giá căn hộ xuống còn 10 triệu đồng/m2 nhưng TP.HCM vẫn còn “ế” tới trên 28.000 căn.

Theo đó, trong quý VI/2012, thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm trong giá chào bán trên tất cả các phân khúc, trong đó phân khúc căn hộ cao cấp có mức giảm nhiều nhất so với quý trước (2,3%) và năm trước (7,6%).

Trong chín tháng đầu năm 2012, nhiều chủ đầu tư đồng loạt tung ra các dự án căn hộ diện tích vừa phải với giá bán từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng và đạt được con số bán rất khả quan. Đơn cử như dự án Ehome 3 tại quận Bình Tân với 333 căn đạt tỷ lệ bán khoảng 75% trong chưa đầy 5 tháng chào bán.

Quý cuối cùng của năm 2012, thị trường tiếp tục đón nhận thêm một dự án căn hộ bình dân được chào bán với cùng mức giá như trên là dự án Tanibuilding Sơn Kỳ 2 với 150 căn hộ và dự án này cũng đã bán được 75% lượng căn hộ.

Như vậy, việc chủ đầu tư một vài dự án chấp nhận giảm sâu là một động thái tích cực nhằm giảm lượng hàng tồn kho trên thị trường. Thực tế cho thấy, mặc dù thị trường đã đóng băng nhiều năm nhưng nhu cầu đối với căn hộ giá cả hợp lý trong phạm vi từ 10 - 14 triệu đồng/m2 vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở ven trung tâm thành phố như huyện Nhà Bè, Gò Vấp, Bình Tân, Quận 9 và Thủ Đức.

Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty tư vấn BĐS CBRE Việt Nam nhận định, giải pháp cấp bách để có thể giải phóng lượng hàng tồn khổng lồ trong 2 – 3 năm tới là điều chỉnh lại giá bán theo hướng phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng hơn.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, cần ít nhất 5 năm nữa thị trường BĐS Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng mới thoát khỏi tình trạng cung vượt cầu như hiện nay.

“Ở một mức giá phù hợp, rất nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ sẽ bỏ tiền mua nhà bởi tâm lý của người Việt Nam thích sống trong chính ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của họ. Do đó, Chính phủ không nên quá trông chờ việc các chủ đầu tư có thể nhanh chóng chuyển hàng loạt sản phẩm cao cấp sang sản phẩm giá rẻ mà theo tôi, trước mắt Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ cho người mua nhà”, ông Marc Townsend nhấn mạnh.

  • Địa ốc 2013: Không dễ ấm lên

    Địa ốc 2013: Không dễ ấm lên

    Cuối năm 2012, các bộ ngành và cả Chính phủ đã thể hiện quyết tâm “làm ấm dần thị trường bất động sản”. Dù còn phải chờ thời gian để xem thị trường có thể thực sự ấm lên hay không, nhưng những người lạc quan đã chuẩn bị “đón đầu xu hướng tăng” của thị trường. Phải chăng khối băng bất động sản suốt mấy năm qua sẽ bắt đầu tan ra? <br/br>

Theo Lê Nguyễn (Báo Tổ Quốc)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.