Vừa qua Hà Nội có chủ trương bán đất để lấy vốn xây dựng nông thôn mới. Đây có phải là cách làm sáng tạo? Bán đất có phải là huy động nội lực? Trước đây không lâu, người ta đua nhau bán đất làm hạ tầng, có huyện đưa ra thành chủ trương nhưng khi thực thi đã xảy ra nhiều tiêu cực. Đây là nguyên nhân chính gây ra khiếu kiện, gây mất ổn định nông thôn. Sau 3 năm mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới, thành công lớn nhất là tạo ra được tâm thế xã hội về nông thôn mới, nhưng cũng bộc lộ nhiều bất c

Trả lời câu hỏi về cách làm của Hà Nội, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho rằng, tiền thu quyền sử dụng đất không thể được coi là nội lực. Đó là vốn ngân sách Nhà nước để lại cho địa phương, tạo ra sự chuyển biến xã hội. Nếu chỉ sử dụng tiền bán đất để đầu tư thì chẳng khác nào biến đề án xây dựng nông thôn mới thành một dự án đầu tư đơn thuần. Có thể sớm có được cái “vỏ vật chất” nhưng khó phát triển bền vững. Quyết định 800/TTg cho phép các địa phương được tạo nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo đó, xã sẽ nhận được 70% số tiền này để lại xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, phải xác định rõ loại đất được đấu giá, nếu không dễ bị lợi dụng để bán đất bừa phứa. Chọn đất “ngon” được giá để bán chẳng theo quy hoạch nào cả. Thậm chí bán tràn lan cả đất sản xuất nông nghiệp miễn là đủ “chỉ tiêu” xây dựng nông thôn mới. Cho dù việc bán đất của Hà Nội không sai luật, nhưng theo ông Cục trưởng, cần phải xác định rõ là bán đất nào. Xây dựng nông thôn mới bắt buộc các xã phải lập quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó quan trọng nhất là quy hoạch sử dụng đất. Phải xác định rõ đất dành cho phát triển dân cư, đất cho sản xuất nông ngư nghiệp, đất cho sản xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ tầng. Phải có căn cứ tính toán cụ thể chứ không thể “vẽ” tùy tiện. Năm 2012, mục tiêu đặt ra là đạt trên 90% số xã có quy hoạch chung được phê duyệt, trên 90% số xã có đề án nông thôn mới được phê duyệt; 50% cán bộ nông thôn mới ở cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức; phấn đấu xóa cơ bản nhà tạm, nhà dột nát.

Trước những bất cập còn tồn tại, vậy chính sách xây dựng nông thôn mới sẽ phải sửa đổi như thế nào? Trước hết, trong Bộ tiêu chí nông thôn mới sẽ phải chỉnh sửa lại 7 nội dung cho phù hợp, bao gồm: thủy lợi, chợ nông thôn, nhà ở dân cư, thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, môi trường. Trước đây, quy định ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ trực tiếp 7 loại công việc ở nông thôn. Tới nay, với nhu cầu vốn xây dựng khổng lồ cho 10.000 xã trên cả nước, ngân sách trung ương sẽ không thể chịu đựng nổi. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ, ngân sách Nhà nước chỉ đảm bảo hỗ trợ 100% ba loại công việc là quy hoạch, đào tạo lại cán bộ và trụ sở ủy ban các xã...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật hơn 520 vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài, trong đó 70% liên quan đến đất đai. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai, xây dựng nông thôn mới, liệu có là giải pháp căn cơ để giải quyết dứt điểm chuyện đất đai dằng dai lâu nay?

THeo ANTĐ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.