Theo dự kiến, giai đoạn 1 của dự án có tổng đầu tư gần 20 nghìn tỷ đồng sẽ được hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi công đang rất chậm do công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.

Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, khi hoàn thành sẽ góp phần tạo ra 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; vành đai Duyên Hải vịnh Bắc Bộ. Việc thi công cầu sông Hồng trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang phải tạm dừng vì một số hộ dân tại xã Sai Nga huyện Cẩm Khê chưa bàn giao mặt bằng. Những hộ này đòi được đền bù đất theo cao hơn khung giá của Nghị định 69, vì theo họ, trên thực tế đã có một số hộ khác được đền bù theo khung giá mới của Nghị định này. Ông Nghiêm Văn Khương, xã Sai Nga, Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết: “Nghị định 69 có hiệu lực từ 1/10, nhưng chúng tôi không được hưởng. Ruộng của chúng tôi 2 lúa chỉ được đền bù 29 nghìn/m2, trong khi đó có người được đền bù 34 nghìn/m2, có người là 80 nghìn/m2”. Bà Trần Thị Thu Hường, Chủ tịch UBND xã Sai Nga, Cẩm Khê (Phú Thọ) thì cho rằng: “Có một số hộ dân nhận đền bù theo Nghị định 69, một số nhận theo quyết định cũ. Đó là người ta không nhận tiền đợt đầu tiên, sau đó người ta mới nhận tiền thì nhiều người lại hiểu rằng có 2 mức giá”. Phương án đền bù thu hồi đất của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được phê duyệt từ năm 2008 và theo kế hoạch, cuối năm 2009 phải bàn giao mặt bằng. Theo Nghị định 69, việc hỗ trợ bồi thường bằng 1,5 lần giá đất cao hơn mức giá đã được phê duyệt theo nghị định cũ. Chính vì có sự khác nhau trong mức giá đền bù, nên riêng thị xã Phú Thọ hiện có hơn 5 điểm chưa giải phóng được mặt bằng. Ông Đỗ Quang Tạo, Phó Chủ tịch thường trực HĐ bồi thường hỗ trợ và Tái định cư thị xã Phú Thọ: “Một số người dân vẫn cố tình không hiểu và làm chậm lại quá trình bồi thường để đòi quyền lợi. Nhưng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng làm là phải theo qui định của Nhà nước, những gì nằm trong chế độ chính sách của Nhà nước thì chúng tôi mới tính toán đền bù cho dân được, còn nằm ngoài chính sách của Nhà nước thì chúng tôi không thể”. Trong khi một số địa phương khác trên tuyến thực hiện đền bù cho dân dựa trên m2 đất và theo cấp nhà, thì tỉnh Phú Thọ lại kiểm đếm chi tiết để đền bù. Ví dụ, một căn nhà sẽ được bóc tách thành phần mái, phần tường, nền nhà, cửa đi, cửa sổ, thậm chí là đến các phào chỉ… nên việc tính toán mất nhiều thời gian. Chỉ một thiếu sót nhỏ, hoặc khi người dân cố tình cơi nới thêm vật kiến trúc thì việc kiểm đếm phải thực hiện lại. Cũng theo ông Đỗ Quang Tạo, tổng tiền cái này rất nhỏ thôi so với cái người ta được nhận. Ví dụ chỉ 1 hay 2 trăm nghìn số với 3 dến 4 trăm triệu họ đã nhận, nhưng người dân đòi hỏi phải tính đủ. Nhưng do hàng năm tỉnh lại tính lại đơn giá, nhất là đơn giá cho kiến trúc thay đổi theo hàng năm, nên chúng tôi lại phải tính lại chế độ cho dân. Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á. Vì vậy, chậm tiến độ thi công đang gây ra lãng phí lớn, đồng thời, ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng 2 tuyến hành lang và một tuyến vành đai kinh tế trọng điểm của đất nước.

Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, khi hoàn thành sẽ góp phần tạo ra 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; vành đai Duyên Hải vịnh Bắc Bộ.

Việc thi công cầu sông Hồng trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang phải tạm dừng vì một số hộ dân tại xã Sai Nga huyện Cẩm Khê chưa bàn giao mặt bằng. Những hộ này đòi được đền bù đất theo cao hơn khung giá của Nghị định 69, vì theo họ, trên thực tế đã có một số hộ khác được đền bù theo khung giá mới của Nghị định này.

Ông Nghiêm Văn Khương, xã Sai Nga, Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết: “Nghị định 69 có hiệu lực từ 1/10, nhưng chúng tôi không được hưởng. Ruộng của chúng tôi 2 lúa chỉ được đền bù 29 nghìn/m2, trong khi đó có người được đền bù 34 nghìn/m2, có người là 80 nghìn/m2”.

Bà Trần Thị Thu Hường, Chủ tịch UBND xã Sai Nga, Cẩm Khê (Phú Thọ) thì cho rằng: “Có một số hộ dân nhận đền bù theo Nghị định 69, một số nhận theo quyết định cũ. Đó là người ta không nhận tiền đợt đầu tiên, sau đó người ta mới nhận tiền thì nhiều người lại hiểu rằng có 2 mức giá”.

Phương án đền bù thu hồi đất của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được phê duyệt từ năm 2008 và theo kế hoạch, cuối năm 2009 phải bàn giao mặt bằng. Theo Nghị định 69, việc hỗ trợ bồi thường bằng 1,5 lần giá đất cao hơn mức giá đã được phê duyệt theo nghị định cũ. Chính vì có sự khác nhau trong mức giá đền bù, nên riêng thị xã Phú Thọ hiện có hơn 5 điểm chưa giải phóng được mặt bằng.

Ông Đỗ Quang Tạo, Phó Chủ tịch thường trực HĐ bồi thường hỗ trợ và Tái định cư thị xã Phú Thọ: “Một số người dân vẫn cố tình không hiểu và làm chậm lại quá trình bồi thường để đòi quyền lợi. Nhưng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng làm là phải theo qui định của Nhà nước, những gì nằm trong chế độ chính sách của Nhà nước thì chúng tôi mới tính toán đền bù cho dân được, còn nằm ngoài chính sách của Nhà nước thì chúng tôi không thể”.

Trong khi một số địa phương khác trên tuyến thực hiện đền bù cho dân dựa trên m2 đất và theo cấp nhà, thì tỉnh Phú Thọ lại kiểm đếm chi tiết để đền bù. Ví dụ, một căn nhà sẽ được bóc tách thành phần mái, phần tường, nền nhà, cửa đi, cửa sổ, thậm chí là đến các phào chỉ… nên việc tính toán mất nhiều thời gian. Chỉ một thiếu sót nhỏ, hoặc khi người dân cố tình cơi nới thêm vật kiến trúc thì việc kiểm đếm phải thực hiện lại.

Cũng theo ông Đỗ Quang Tạo, tổng tiền cái này rất nhỏ thôi so với cái người ta được nhận. Ví dụ chỉ 1 hay 2 trăm nghìn số với 3 dến 4 trăm triệu họ đã nhận, nhưng người dân đòi hỏi phải tính đủ. Nhưng do hàng năm tỉnh lại tính lại đơn giá, nhất là đơn giá cho kiến trúc thay đổi theo hàng năm, nên chúng tôi lại phải tính lại chế độ cho dân.

Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á. Vì vậy, chậm tiến độ thi công đang gây ra lãng phí lớn, đồng thời, ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng 2 tuyến hành lang và một tuyến vành đai kinh tế trọng điểm của đất nước.

Theo Nguyễn Trung (VTV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0