Những điểm ách tắc trên đã được các địa phương đề cập trong nhiều lần làm việc với UBND tỉnh, song đến nay nhiều điểm vẫn chưa được giải quyết. Vậy thời gian mà UBND tỉnh Quảng Nam "gia hạn" cho các địa phương trong vòng 1 tháng nữa (31-12-2015) phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho đơn vị thi công liệu có kịp tiến độ?
Tìm kiếm giải pháp
Đến thời điểm này, có thể nói Núi Thành là địa phương có nhiều tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhất. Để tháo gỡ những vướng mắc trên địa bàn huyện, Phó Chủ tịch UBND H. Núi Thành Trương Văn Trung đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam có giải pháp nhanh chóng định giá đất thô cụ thể để các hộ liên quan mới có cơ sở nộp tiền sử dụng đất. Tại xã Tam Mỹ Đông, có 21 trường hợp bị giải tỏa đất ở nhưng không có nhà ở trên đất. Các hộ trên đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định, người dân chỉ được bồi thường về đất song không được bố trí đất TĐC. Vậy nhưng, số tiền bồi thường về đất ở quá thấp nên không đủ để bà con mua đất và làm nhà ở nơi khác. Huyện kiến nghị tỉnh xem xét hỗ trợ 1 suất đầu tư hạ tầng, tương đương diện tích đất ở bị thu hồi. Đối với 8 trường hợp làm nhà trên đất nông nghiệp trước quy hoạch, Núi Thành cũng đề xuất cấp trên hỗ trợ 50% suất đầu tư hạ tầng...
Do những quyền lợi chưa được giải quyết thỏa đáng nên người dân chưa chịu bàn giao mặt bằng.
Tại cuộc họp giao ban ngày 24-11 vừa qua, đánh giá về công tác GPMB trên địa bàn H. Núi Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng cho rằng: Thời gian qua, UBND H. Núi Thành đã tích cực chỉ đạo các đơn vị chức năng, nhưng tiến độ GPMB của DACT ĐN-QN đoạn qua địa bàn huyện vẫn chưa đạt được yêu cầu. Để kịp triển khai thi công hoàn thành công trình theo đúng tiến độ được giao, trong thời gian tới UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND H. Núi Thành chỉ đạo các đơn vị thực hiện bồi thường, GPMB của dự án phối hợp với UBND các xã trong vùng dự án phân công nhiệm vụ cụ thể để giải quyết các trường hợp còn tồn tại, vướng mắc. Về những đề xuất của huyện, Phó Chủ tịch Trần Đình Tùng đồng ý chủ trương một số vấn đề. Cạnh đó, để giải quyết dứt điểm một số vấn đề cụ thể, lãnh đạo tỉnh yêu cầu UBND H. Núi Thành sớm gửi văn bản về xác định giá đất thô cho Sở TN-MT tỉnh để thẩm định và tham mưu ngay cho UBND tỉnh phê duyệt để địa phương có cơ sở thực hiện. Trường hợp 8 gia đình làm nhà trên đất nông nghiệp, địa phương phải xác định cho kỹ họ đã bị lập biên bản vi phạm hành chính chưa, rồi mới tính đến chuyện hỗ trợ.
Tại H. Điện Bàn, nói về nguyên nhân những hộ dân chưa chịu nhận tiền, ông Phan Minh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TX Điện Bàn cho rằng do người dân đưa ra yêu sách áp dụng theo giá đất phê duyệt cho năm 2015. Họ đưa ra lý do cuối năm 2014 chưa có đất TĐC nên đòi hỏi phải được giải quyết theo thực tế... Trước thực tế trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đình Tùng yêu cầu TX Điện Bàn tiếp tục giải thích, tuyên truyền, phân tích, chỉ rõ cho người dân thấy được ưu điểm của quyết định cũ so với quyết định mới và vận động người dân nhận tiền...
UBND H. Phú Ninh cho biết, đã chỉ đạo kiểm tra hồ sơ pháp lý và sẽ giải quyết dứt điểm trước ngày 15-12 về những trường hợp có đơn xin công nhận lại hạn mức đất, qua đó tạo điều kiện cho người dân sớm nhận suất đầu tư hạ tầng. Đối với những hộ gia đình có đất ở chưa nhận tiền, huyện tiếp tục tổ chức đối thoại, vận động mời chi trả trong tháng 12 năm nay. Phú Ninh đề nghị các bên tham mưu UBND tỉnh giải quyết trường hợp một số hộ bị ảnh hưởng một phần ngôi nhà, diện tích còn lại nhỏ hơn 100m2 và dân kiến nghị được bồi thường luôn, đồng thời xin bố trí đất TĐC.
Nếu có "mặt bằng sạch", tiến độ thi công của dự án được triển khai rất nhanh.
Phấn đấu đến 31-12-2015
Tại H. Thăng Bình, rút kinh nghiệm từ giải phóng mặt bằng QL11, địa phương này đã rà soát, củng cố kỹ lưỡng hồ sơ từng hộ. Sau nhiều lần đối thoại, vận động mà người dân chưa đồng thuận, ngoài trường hợp phải tham mưu cưỡng chế, bảo vệ thi công, hộ nào muốn kiện ra tòa thì đơn vị thực hiện GPMB cũng tận tình hướng dẫn nhằm tránh chuyện cản trở gây phản cảm. Tại cuộc họp ngày 24-11, sau khi cho ý kiến và thông qua một số nội dung, ông Trần Đình Tùng yêu cầu địa phương các huyện ưu tiên giải quyết dứt điểm các điểm vướng, kịp bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công trước ngày 31-12. Đây được xem là lần gia hạn cuối cùng đối với các huyện trên, khi liên tiếp tiến độ cam kết trong thời gian qua các địa phương không thực hiện được.
Có thể thấy, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nói chung và các huyện, TX, TP nói riêng rất tâm huyết và trách nhiệm trong triển khai GPMB cho dự án. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, đến nay tiến độ bàn giao mặt bằng vẫn chưa được đảm bảo. Hiện tại, các địa phương còn một số điểm ách tắc tồn đọng kéo dài. Để giải quyết dứt điểm những tồn đọng trên, thiết nghĩ các ngành chức năng cần có những giải pháp căn cơ, đột phá nhất. Có như vậy mới sớm tháo gỡ và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trong năm nay.
Tổng Cty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cảnh báo nguy cơ bị các nhà thầu thi công khiếu kiện do chính quyền địa phương chậm bàn giao mặt bằng, cá biệt có đơn vị thi công gói thầu số 7 đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị đền bù thiệt hại. Theo tính toán sơ bộ của chủ đầu tư, vụ người dân xã Tam Ngọc (TP Tam Kỳ) đặt quan tài tại công trình đường cao tốc làm gián đoạn thi công 2 ngày gây thiệt hại 90 triệu đồng/ngày.
B.Bình (CAĐN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.