Chính phủ vừa có báo cáo dự kiến nguồn vốn thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án chống ngập TP HCM
Dự án chống ngập TP HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 quy hoạch với tổng số vốn 51.911 tỉ đồng. Trong đó, Quyết định số 752/2001 về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP HCM đến năm 2020 (Quy hoạch 752) có tổng mức đầu tư dự kiến là 40.380 tỉ đồng và Quyết định số 1547/2008 về phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP HCM (Quy hoạch 1547) có tổng mức đầu tư dự kiến là 11.531 tỉ đồng.
Cần 72.000 tỉ đồng
Tuy nhiên, các quy hoạch trên được phê duyệt từ lâu. Theo tính toán của TP HCM, tổng mức đầu tư thực hiện đầy đủ các nội dung theo Quy hoạch 1547 là hơn 65.000 tỉ đồng, còn Quy hoạch 752 lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng và chưa được tính toán cụ thể.
Các công nhân đang làm việc trên cống ngăn triều Ảnh: Sỹ Đông
Tính đến hết năm 2015, số vốn đã được đầu tư là 28.778 tỉ đồng.Các dự án thuộc Quy hoạch 752 đã bố trí khoảng 24.300 tỉ đồng, trong đó ngân sách TP khoảng 9.000 tỉ đồng và vốn ODA khoảng 15.300 tỉ đồng; đối với Quy hoạch 1547 thì ngân sách TP là 4.478 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến giai đoạn 2016-2020 và sau năm 2020 sẽ tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch 752 với việc ưu tiên cho những vùng đang có tốc độ phát triển nhanh, nhiều người dân được hưởng lợi từ hiệu quả của dự án và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP. Tiếp tục đầu tư các công trình chống ngập do triều thuộc Quy hoạch 1547, ưu tiên các dự án có phạm vi bảo vệ lớn, nằm trong khu vực kinh tế quan trọng của TP và có tác động đến đời sống của nhiều dân cư.
Các dự án triển khai trong giai đoạn 2016-2020 sau khi hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng ngập cho khu vực rộng 550 km2 (khu vực trung tâm, Bắc, Tây, một phần Đông Bắc, Đông Nam TP) và giải quyết an sinh xã hội cho khoảng 6,6 triệu dân thuộc 13 quận trung tâm (1, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp); các quận 12, Bình Tân; một phần quận 2, 9, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè. Theo báo cáo của TP HCM, nhu cầu đầu tư các dự án chống ngập giai đoạn 2016-2020 là 71.951 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ từ tiền bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 10.000 tỉ đồng.
Thực hiện đồng bộ 2 quy hoạch
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam, cho biết các hạng mục của dự án như 6 cống kiểm soát triều, 2 cống nhỏ và 7,8 km đê kè thuộc huyện Nhà Bè đang được triển khai đồng loạt. Từ khi khởi công đến nay, nhà đầu tư đã sử dụng hơn 500 tỉ đồng vốn của công ty để tăng cường tiến độ dự án.
Quá trình thi công đã sử dụng hơn 16.000 tấn thép cùng hơn 200 thiết bị thi công hạng nặng tập trung phân bố chủ yếu tại các cống kiểm soát triều lớn. Do dự án sử dụng nguồn vốn lớn nên chủ đầu tư kiến nghị UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép BIDV cấp tín dụng vốn đối với nhà đầu tư vượt giới hạn vốn tự có theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đề nghị BIDV giải ngân tạm ứng cho nhà đầu tư ngay khi Ngân hàng Nhà nước có quyết định tái cấp vốn theo đúng điều khoản hợp đồng BT và hợp đồng tín dụng.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. Đồng thời, dự án cũng giúp TP chủ động trong việc điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị, tạo cảnh quan môi trường. Theo đó, dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định; 7,8 km đê, kè xung yếu và 25 cống nhỏ dọc bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh; xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống SCADA. Địa điểm xây dựng các hạng mục công trình thuộc các quận 1, 4, 7, 8 và 2 huyện Nhà Bè, Bình Chánh; diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án khoảng 100,8 ha.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chống ngập, dự án của Trungnam Group mới chỉ giải quyết được ngập do triều, nghĩa là ngăn không cho triều cường tràn qua đê bao. Dự án này còn hỗ trợ bơm nước mưa ra ngoài để chống ngập. Tuy nhiên, nước mưa, nước thải có ra được các cống ngăn triều để máy bơm bơm nước ra ngoài sông hay không thì lại là vấn đề khác. Nếu hệ thống cống thoát nước không liên thông với nhau hay bị ách tắc, hư hỏng thì trong nội đô vẫn ngập như thường. Về vấn đề này, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP cho biết bên cạnh “siêu dự án chống ngập” do Trungnam Group thực hiện theo Quy hoạch 1547 thì TP vẫn đang thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch 752. Cụ thể, các dự án xây dựng hệ thống thoát nước vẫn đang được triển khai để đưa nước mưa về các trạm bơm.

Có thể đầu tư riêng từng dự án
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho biết về dự án chống ngập TP HCM, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành về điều kiện, tiêu chí dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là dự án trọng điểm quốc gia theo quy định, cơ quan này đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư riêng đối với từng dự án.
Có thể đầu tư riêng từng dự án
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho biết về dự án chống ngập TP HCM, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành về điều kiện, tiêu chí dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là dự án trọng điểm quốc gia theo quy định, cơ quan này đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư riêng đối với từng dự án.
Chủ đề: Các dự án BT, BOT,
Thế Dũng - Sỹ Đông (NLĐ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.