Tại hội thảo “Quản lý giá dịch vụ nhà chung cư tại thành phố Hà Nội” tổ chức chiều qua 21.1, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất 3 phương án giá dịch vụ nhà chung cư và kiến nghị lập tổ công tác đặc biệt để giải quyết tranh chấp.

Phương án 1, công bố khung giá dịch vụ chung cư kèm thông tin tham khảo. Phương án 2, không quy định giá dịch vụ nhà chung cư. Phương án 3, điều chỉnh theo giá hiện tại.

Đề xuất lập đội “đặc nhiệm” xử lý tranh chấp chung cư
Sở hữu chung riêng trong chung cư là vấn đề gây tranh chấp - Ảnh: Ngọc Thắng

Đưa ra 3 phương án nhưng quan điểm của Sở Xây dựng là lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án tạo tiền đề cho sự công khai, minh bạch trong quản lý giá dịch vụ chung cư. Phương án này cũng được đại diện của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị (HUD) ủng hộ. Ngược lại, một số chủ đầu tư, đơn vị quản lý lại cho rằng không nên ban hành giá trần dịch vụ mà Bộ Xây dựng nên có hướng dẫn để tính giá theo cấp độ dịch vụ, cấp độ nhà.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn, việc ban hành giá dịch vụ chung cư vướng mắc vì các bất đồng trong sở hữu chung riêng và hợp đồng căn hộ; dịch vụ đa dạng nên mức giá trần hiện nay không phản ánh đúng thực tế.

Dẫn chứng minh từ thực tế một số khu đô thị chưa bàn giao hạ tầng nên chi phí bảo vệ, vệ sinh đường, hè… vẫn phân bổ vào từng căn hộ để tính giá dịch vụ, Sở Xây dưng kiến nghị: chủ đầu tư chậm bàn giao hạ tầng thì không được phân bổ chi phí này vào giá dịch vụ. Nếu chậm do khách quan thì nên xem xét dùng ngân sách địa phương hỗ trợ các chi phí này.

Với những dự án chưa bàn giao với cơ quan quản lý điện, nước nên giá điện, nước vẫn tính theo giá kinh doanh, Sở Xây dựng cho rằng, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bằng cách trả phần chênh lệch này.

Vấn đề hay gây tranh chấp nhất liên quan đến sở hữu chung riêng được Sở Xây dựng kiến nghị: thành lập tổ công tác đặc biệt gồm các ngành có liên quan của TP để kiểm tra, xử lý dứt điểm những tồn tại theo thẩm quyền và kiến nghị để xử lý những nội dung vượt thẩm quyền.

  • “Bơm” tiền vào bất động sản: Không phải cứu nhà đầu tư mà cứu nền kinh tế

    “Bơm” tiền vào bất động sản: Không phải cứu nhà đầu tư mà cứu nền kinh tế

    Vấn đề vốn và giải quyết hàng tồn kho bất động sản (BĐS) tiếp tục là đề tài mà dư luận đang rất quan tâm. GS.TSKH Đặng Hùng Võ đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết về gói cứu trợ cho thị trường BĐS và khả năng hồi phục của thị trường này trong năm 2013. <br/br>

  • Thị trường bất động sản nhiều tín hiệu tích cực

    Thị trường bất động sản nhiều tín hiệu tích cực

    Năm 2012 khép lại, đánh dấu một năm đầy sóng gió cho thị trường bất động sản bởi hầu hết các phân khúc đều ở trạng thái đóng băng và tính thanh khoản thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, với những giải pháp được các cơ quan quản lý nhà nước liên tục đưa ra và quyết tâm thực hiện, thị trường bất động sản sẽ có những dấu hiệu tích cực và khởi sắc trong năm 2013. <br/br>

Văn Sơn (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.