Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho biết như vậy tại cuộc họp báo hôm qua (20.11) về hội nghị “Ổn định tài chính khu vực” lần đầu tiên sẽ được tổ chức ngày 27 – 29.11 tại Việt Nam. Tại cuộc họp báo, các phóng viên đã đặt các câu hỏi về rủi ro trong hoạt động ngân hàng, sở hữu chéo, trách nhiệm giám sát của các cơ quan có trách nhiệm cho chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính Vũ Viết Ngoạn và phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình.

Một trong những nội dung được đề cập tại hội nghị lần này là triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel III. Nhưng các ngân hàng Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Basel I, thì Basel III liệu có quá sức?

Ông Đặng Thanh Bình: NHNN đang triển khai chương trình giám sát với ngân hàng Thế giới (WB), qua đó nhận thấy, hệ thống Ngân hàng Việt Nam để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Basel I cũng còn phải rất nhiều cố gắng. Do vậy, chúng tôi đặt mục tiêu phấn đấu, đến năm 2015, các ngân hàng đều đạt chuẩn Basel I và bước đầu triển khai Basel II.

Một trong những nội dung thảo luận là tăng cường tính minh bạch. Chúng ta sẽ phải giải thích thế nào khi tại Việt Nam có rất nhiều số liệu khác nhau về nợ xấu?

Tìm giải pháp ổn định tài chính

“400 đại biểu đến từ 12 nền tài chính trong khu vực Đông Á và một số đại biểu đến từ châu Âu, Mỹ; đại diện cho các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB; các định chế tài chính có mặt tại Việt Nam trên cả bốn lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm sẽ tham dự hội nghị “Ổn định tài chính khu vực Đông Á”, chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính Vũ Viết Ngoạn cho biết.

Hội nghị sẽ thảo luận khuôn khổ, quy chế an toàn trong lĩnh vực tài chính, xung quanh triển khai Basel II và Basel III; tăng cường hạ tầng tài chính, bao gồm: minh bạch thông tin, cơ chế giám sát tài chính; thảo luận cơ chế hợp tác và phối hợp chính sách, chia sẻ thông tin giữa các nền tài chính trong khu vực và với quốc tế – ông Ngoạn nói.

Nợ xấu là con số biến động liên tục, phụ thuộc vào năng lực trả nợ của doanh nghiệp hoặc biến động của kinh tế; phụ thuộc vào cách thức, biện pháp và hiệu quả xử lý của từng ngân hàng; chưa kể phụ thuộc vào đánh giá của từng tổ chức theo các chuẩn mực khác nhau. Chúng tôi cho rằng, nợ phải do từng ngân hàng tự đánh giá và trước hết phải tự xử lý trong khả năng của mình, Nhà nước chỉ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Và vấn đề nợ xấu, con số có khác biệt nhau nhưng không quá quan trọng đến kết quả xử lý nợ xấu.

Biện pháp giám sát rủi ro chéo trong các ngân hàng hiện nay được đề cập như thế nào nhìn từ thực tế tại Việt Nam?

Tình trạng sở hữu chéo trong các ngân hàng có nguyên nhân trước đây chúng ta không cấm các ngân hàng sở hữu ngân hàng khác; không cấm cổ đông của ngân hàng này vay tiền mua cổ phần ngân hàng khác, do chưa dự liệu trước được những khó khăn. Do đó, giờ mới có câu chuyện sở hữu lằng nhằng gây ra như thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, gây rủi ro lớn cho hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành thanh tra, làm rõ vấn đề sở hữu chéo tại các ngân hàng; đồng thời xây dựng một loạt quy định mới nhằm xử lý những bất cập hiện hành với mục tiêu trong năm 2013, các văn bản pháp quy liên quan sẽ được ban hành.

Việc giải quyết các khoản vay của ACB cho công ty của Nguyễn Đức Kiên đến đâu?

Ông Nguyễn Đức Kiên cũng là một trường hợp liên quan đến sở hữu chéo, lợi ích cục bộ. NHNN đang thanh tra đánh giá việc sở hữu cổ phần, làm rõ các cổ đông lớn, trên cơ sở đó xử lý các vấn đề liên quan.

Theo Thảo Nguyễn (SGTT)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.