Đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu ngày 19/12.
Cùng dự có Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP, các sở, ngành, doanh nghiệp, ngân hàng trên địa bàn TP.

Lập ban công tác tháo gỡ khó khăn cho bất động sản

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn.

Thời gian qua, thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê. Tuy nhiên trong thời gian qua, do tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao… đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển nhà ở và thị trường BĐS của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, đặc biệt là tình trạng tồn đọng BĐS và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Theo báo cáo của các DN đầu tư BĐS và sàn giao dịch BĐS, đối với nhà chung cư hiện Hà Nội có tổng số căn hộ tồn kho (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương ứng 566.610 m2 sàn; nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.843 căn tương ứng 874.825 m2 sàn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ; diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội thì hiện nợ xấu BĐS tại Hà Hội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của ngân hàng.

Như vậy thị trường nhà ở thương mại phân khúc cao cấp, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu thực sự của xã hội. Trong khi nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất lớn; các hộ gia đình có bình quân diện tích dưới mức bình quân khoảng 375.000 hộ, tương đương 52% số hộ gia đình trên địa bàn TP; có khảng 114.500 CBCNVC có nhu cầu mua nhà ở. Thị trường phát triển không ổn định, giá cả hàng hóa BĐS đặc biệt là giá nhà ở biến động bất thường, thực trạng đầu cơ còn nhiều, cơ cấu hàng hóa BĐS nhà ở mất cân đối, thiếu hàng hóa có quy mô vừa và nhỏ, có giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt loại hình nhà ở thu nhập thấp, có giá thành hợp lý và nhà ở cho thuê, thuê mua vẫn còn thiếu rất nhiều.

Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, nguyên nhân thị trường BĐS đóng băng là do phát triển quá nóng trong thời gian qua. Đặc biệt do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút. Giá nhà tăng mạnh chủ yếu do đầu cơ, nhiều nhà đầu tư chưa tuân thủ quy luật kinh tế thị trường, chỉ tập trung và những phân khúc có sinh lời cao mà không quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường, dẫn đến thị trường nhà ở mất cân đối, dư thừa nhà ở cao cấp trong lúc thiếu nhà ở phân khúc cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Bên cạnh đó, là do chính sách tài chính, tín dụng cho thị trường BĐS chưa hoàn chỉnh và bất cập; vốn đầu tư trong BĐS chủ yếu từ nguồn vốn ngân hàng nhưng thời gian vay ngắn hạn, lãi suất thường thay đổi; thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường nhà ở; quản lý nhà nước về thị trường BĐS chưa hiệu quả.

Tại buổi làm việc, TP Hà Nội đã đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS thời gian tới. Trong đó, TP sẽ hoàn thiện chương trình phát triển nhà đến năm 2020, đặc biệt xác định các chỉ tiêu giải quyết và phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng là CBCNVC, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người lao động. Sẽ rà soát lại cung, cầu về nhà ở, xác định nhu cầu của thị trường để cơ cấu lại sản phẩm; có chính sách kích cầu, tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở tiếp cận được quỹ nhà và nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các DN BĐS, nhất là giải quyết nợ xấu và chính sách hỗ trợ về vốn, và giải quyết quỹ nhà tồn đọng. Đồng thời, TP sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở và thị trường BĐS, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quy hoạch, đầu tư, tài chính, xây dựng, đất đai; tăng cường thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch các thông tin về nhà ở.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường BĐS, làm cơ sở để các Bộ ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cần phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và ban hành cơ chế chính sách mở rộng tín dụng cá nhân để kích cầu mua nhà ở; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho DN khi chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang tái định cư, nhà ở cho thuê, thuê mua, trả chậm, nhà công vụ; xem xét phê duyệt đề án về một số cơ chế, chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lương trên địa bàn; đề nghị các bộ, ngành tiếp tục thực hiện quy định về giãn nộp tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 13 của Chính phủ; xem xét việc giảm thuế VAT đối với người mua lần đầu…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị Hà Nội cần thành lập ngay Ban công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS tại địa phương, có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Chỉ thị 2196/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị của chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, BĐS. Phối hợp với Đoàn công tác liên ngành ban hành tiêu chí để phân loại các dự án và hoàn thành công tác rà soát, đặc biệt xem xét tiến độ triển khai các dự án khu đô thị mới ngoài vành đai 4 cho phù hợp với kế hoạch và nhu cầu thị trường. Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã GPMB nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỷ trọng nhà ở xã hội phục vụ người nghèo, nhà ở cho công nhân, điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ câu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân. Cũng theo Bộ trưởng, Hà Nội nên ban hành và công bố công khai về trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án, chuyển đổi tự dự án nhà ở thương mại sang xây dựng nhà ở xã hội.

"Thừa toàn nhà to, nhà sang"

Thủ tướng hoan nghênh đánh giá cao Hà Nội đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của đất nước.
Về nhóm giải pháp thứ nhất, Thủ tướng đồng tình với đề xuất của HN và ý kiến của các bộ, ngành, đồng thời nhấn mạnh, tồn đọng BĐS có nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên là do quản lý nhà nước yếu kém. “Dân còn nghèo mà quy hoạch dự án toàn nhà to, nhà sang. Lúc thừa thì toàn thừa nhà to nhà sang, trong khi nhà nhỏ, nhà thu nhập thấp cho người lao động thì vẫn thiếu” - Thủ tướng nói.
Nhu cầu nhà tái định cư đến năm 2015, TP cần khoảng 25.000 căn hộ, trong đó năm 2013 cần 6.630 căn (mới lo được khoảng 3.500 căn). Từ nay đến lúc đó, TP hoàn thành 52 dự án với 14.310 căn hộ, như vậy TP còn thiếu 11.000 căn hộ tái định cư.

Về nhà ở cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách, có 99 đơn vị, với 188.349 người đăng ký có nhu cầu về nhà ở. Trong đó có 20 đơn vị của Trung ương với 151.595 người đăng ký và 79 đơn vị cơ quan thuộc thành phố Hà Nội với 36.754 người đăng ký. Trong đó có 114.432 trường hợp đề nghị được mua nhà, còn lại đề nghị được thuê, thuê mua nhà. TP đề cũng đề xuất sử dụng 2000 căn chung cư và khoảng 1.200 căn thấp tầng để giới thiệu bán cho đối tượng là cán bộ công chức hưởng lương ngân sách có khả năng thanh toán.
Trong chiến lược phát triển nhà ở, đã đề ra 8 nhóm đối tượng cần có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở, cho nên quản lý nhà nước cũng phải theo hướng rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án, quan tâm phát triển nhà ở xã hội, giảm nhà ở cao cấp; phân loại dự án phải dừng, dự án được tiếp tục triển khai, dự án phải chuyển đổi cơ cấu…
Đi liền quy hoạch, Chính phủ, Hà Nội, các địa phương ban hành chính sách đối với phát triển nhà ở xã hội và người được hưởng thụ nhà ở xã hội. Tính toán việc mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, tạo chuyển biến về thủ thục hành chính theo hướng đơn giản hóa, khắc phục tiêu cực.

Đặc biệt, về lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết đưa ra gói tín dụng lãi suất thấp cho đối tượng mua nhà xã hội. “lãi suất thấp, cộng với quỹ hỗ trợ của địa phương, cố gắng có mức lãi suất 4-5%/năm là hợp lý. Ngoài ra, Hà Nội tính toán, bên cạnh chính sách chung, có chính sách cụ thể cho người thu nhập thấp, đối tượng được hưởng nhà ở xã hội có thể mua được nhà", Thủ tướng nói.

Nhóm giải pháp thứ hai, Thủ tướng cho biết, Chính phủ, ngân hàng có đề án tổng thể giải quyết nợ xấu, trong đó 70% là nợ BĐS. Có thể thành lập doanh nghiệp mua lại nợ xấu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cũng phải tự cơ cấu lại nợ, thiết lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp. Chính phủ đề nghị Ngân hàng giao quyền chủ động cho ngân hàng thương mại xem xét cho dự án hoàn thành, có đầu ra được vay tiếp. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải chung sức cùng chính phủ, chịu trách nhiệm cùng chính phủ tháo gỡ khó khăn. “”Doanh nghiệp đã từng lãi to rồi, giờ là lúc doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Chính phủ, với xã hội”.
Thủ tướng đề nghị, các giải pháp cần được đưa vào nghị quyết của Chính phủ để triển khai ngay từ đầu năm 2013. Mục tiêu của năm 2013 là ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát phải thấp hơn năm 2012, tăng trưởng phải cao hơn 2012, an sinh xã hội phải bảo đảm, trật tự xã hội phải giữ vững… Để bảo đảm mục tiêu trên, gốc vấn đề là khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó xử lý nợ xấu hàng tồn kho BĐS là hết sức quan trọng
  • Tồn kho chưa chính xác, vẫn phá băng BĐS

    Tồn kho chưa chính xác, vẫn phá băng BĐS

    Tại buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. HCM về các giải pháp phá băng cho thị trường BĐS, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhấn mạnh, số liệu tồn kho BĐS không chính xác, thì giải pháp không có giá trị. <br/br>

  • Đừng kỳ vọng nhiều các “thần dược” sẽ cứu bất động sản

    Đừng kỳ vọng nhiều các “thần dược” sẽ cứu bất động sản

    CafeLand - Trong mấy ngày qua những thông tin “giải cứu” bất động sản được tung ra một cách dồn đập. Từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến Thủ tướng đều đưa ra thông điệp sẽ cứu bất động sản. Như vậy, bất động sản từ việc bị ghẻ lạnh đã quay ngược 180 độ sang được “cấp cứu”. Tuy nhiên, để thị trường bất động sản phục hồi vẫn cần các giải pháp căn cơ. Do vậy, không nên kỳ vọng nhiều vào những giải pháp này sẽ cứu thị trường. <br/br>

  • Những tréo ngoe trong chính sách mua nhà thương mại làm nhà tái định cư

    Những tréo ngoe trong chính sách mua nhà thương mại làm nhà tái định cư

    CafeLand - Mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, một giải pháp được đưa ra trong trong dự thảo nghị định về phát triển, quản lý nhà tái định cư vừa được Bộ Xây dựng (BXD) trình Chính phủ, đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một trong những vấn đề gây lo ngại là dự án được chọn phải đáp ứng những tiêu chí nào, quy trình triển khai làm sao để đảm bảo giá phù hợp, tránh được xin – cho? <br/br>

Theo Thế Phong (VietNamNet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.