Cuối tuần qua, tại Đà Nẵng đã diễn ra cuộc họp Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch TP Đà Nẵng để xem xét các vấn đề liên quan đến việc sở hữu khu đất trên vệt khai thác quỹ đất dọc QL1A (thuộc xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng). Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh tham dự.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Đà Nẵng, khu đất trên được UBND TP phê duyệt chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Khải Hoàn Nguyên có diện tích 5.638m2, nhưng do giá trị đền bù giải toả phần đất hơn 3.200m2 trong khu đất này rất cao nên Công ty Hoàn Nguyên đề nghị xin hoán đổi qua vị trí khác cách đó vài trăm mét với diện tích hơn 3.000m2. Các thủ tục tài chính thực hiện theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, Giám đốc Công ty Khải Hoàn Nguyên Trần Đức Nghiêm lại đưa ra thông tin rất trái ngược. Ông Nghiêm cho biết, kể từ tháng 10 -2010, Công ty đã thực hiện đầy đủ thủ tục, nghĩa vụ tài chính (hơn 10 tỉ đồng) cho toàn bộ diện tích 5.638m2. Chưa kể các khoản khác như san lấp mặt bằng, lát vỉa hè, phê duyệt quy hoạch kiến trúc... Nhưng đến thời điểm này công ty vẫn chưa nhận được đất. Sở Xây dựng Đà Nẵng có ý kiến chuyển đổi cho Công ty Khải Hoàn Nguyên một khu đất khác hơn 3.000m2 để bù lại phần đất không thể tiến hành đền bù giải toả vì giá trị quá cao.
Như vậy, khu đất hơn 5.600m2 dự định mở cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị nông nghiệp bị chia ra hai vị trí khác nhau sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động nên Công ty Khải Hoàn Nguyên kiến nghị: Hoặc hoàn trả tiền chuyển quyền sử dụng đất mà công ty này đã nộp cách đây 2 năm. Còn nếu đổi khu đất khác thì TP không thu tiền phần diện tích tăng thêm khoảng 700m2, vì chỉ tính lãi suất của 11 tỉ đồng trong 2 năm qua thì công ty này đã mất khoảng 4 tỉ đồng.
Tại cuộc họp, đại diện Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng giải trình, Công ty Khải Hoàn Nguyên đã nộp vào ngân sách TP 10,4 tỉ đồng nhưng chưa nhận bàn giao đất là do trên diện tích đã được phê duyệt cho công ty này lại có phần đất của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phước Nghĩa. Hội đồng đền bù giải toả mặt bằng của huyện Hoà Vang đã trình phương án bố trí đất tái định cư cho Công ty Phước Nghĩa nhưng đang chờ ý kiến của UBND TP Đà Nẵng để tiến hành giải toả.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy đã đặt câu hỏi rất gay gắt: Đất này là của Công ty Phước Nghĩa, tại sao đem bán cho Công ty Khải Hoàn Nguyên và giờ hậu quả là phải tìm mười mấy lô đất tái định cư để bố trí cho Công ty Phước Nghĩa? Việc này ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm?”.
Đại diện Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng cho biết, chủ trương cho phép chọn địa điểm chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Khải Hoàn Nguyên là của UBND TP Đà Nẵng căn cứ theo đề xuất của Sở Xây dựng. Mặc dù đại diện Sở Xây dựng và Viện Quy hoạch xây dựng TP. Đà Nẵng nhiều lần cố biện giải rằng Công ty Phước Nghĩa xây dựng văn phòng trên khu đất được quy hoạch làm kho tàng là không đúng nhưng ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu phải có người chịu trách nhiệm về việc "có một đứa con gái đem gả cho hai nơi”. Theo ông Thanh, miễn không xây dựng nhà ở, còn về nguyên tắc, doanh nghiệp xây dựng văn phòng trong khu vực kho tàng của họ thì không thể cấm được.
Ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Công ty Khải Hoàn Nguyên khởi kiện UBND TP Đà Nẵng nếu trong tháng 12 chưa được giải quyết xong khu đất của mình! Ông cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân trong vụ việc này. Nếu để qua tháng 1- 2013 thì UBND TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm. Đến thời hạn mà việc này chưa giải quyết, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị doanh nghiệp phát đơn kiện. Thiệt hại thì những người làm sai phải bỏ tiền ra đền bù - ông Thanh nhấn mạnh.
  • Đà Nẵng thừa chung cư

    Đà Nẵng thừa chung cư

    Hơn 20.000 căn hộ chung cư đã đưa vào sử dụng và đang được xây dựng nhằm giúp cho các đối tượng chính sách có chỗ ở ổn định, nhưng hiện đang nảy sinh nhiều vấn đề… <br/br>

  • Nhiều dự án bất động sản tiếp tục giảm giá

    Nhiều dự án bất động sản tiếp tục giảm giá

    Từ đầu quý IV, tại Hà Nội và TP HCM nhiều dự án liên tục được mở bán. Một số dự án giá công bố lần gần đây nhất giảm từ 15 đến 23% so với đợt mở bán trước đó. <br/br>

  • Hiến kế giải quyết bế tắc việc xóa chung cư cũ

    Hiến kế giải quyết bế tắc việc xóa chung cư cũ

    CafeLand - Chủ trương giải tỏa chung cư cũ để xây dựng mới góp phần chỉnh trang đô thị nhận được sự đồng tình rất lớn của toàn xã hội. Tuy nhiên, cơ chế triển khai hiện nay vẫn tồn tại nhiều điểm gây bức xúc cho người dân. Do đó, việc giải tỏa các khu chung cư cũ thường kéo dài và đi kèm với khiếu nại. Trước thực trạng đó bài viết xin đề xuất một số giải pháp để giải quyết thực trạng này. <br/br>

Theo Bảo Thư (ĐĐK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.