Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng 2/201, đạt mức kỷ lục mới kể từ tháng 6/2008. So với tháng 12/2010, CPI tháng 3/2011 đã tăng 6,12% và so với cùng kỳ tăng 13,89%. CPI bình quân quý 1/2011 so với cùng kỳ tăng 12,79%.

alt

CPI các tháng 1- 3 năm 2009, 2010 và 2011. Nguồn: GSO


Trong vòng 15 năm trở lại đây, 2011 là năm đầu tiên có chỉ số giá tháng 3 tăng cao hơn tháng 2. Trước đó, CPI tháng 2/2011 tăng 2,09%. Thậm chí, trong 15 năm qua, có tới 10 năm chỉ số giá tháng 3 giảm so với tháng 2. Rõ ràng, đây là diễn biến trái quy luật thông thường.

Ở các năm trước, giá cả tháng có Tết Nguyên đán (thường rơi vào tháng 2) tăng cao nhất trong năm do tác động từ lực cầu tăng mạnh. Tháng sau đó, tiêu dùng giảm kéo theo giá cả hạn nhiệt, hoặc giảm nhẹ. Quy luật này thậm chí đúng với cả những năm bất thường như năm 2008. So với các tháng 3 của 15 năm gần đây, chỉ số giá tháng 3/2011 đứng “á quân” sau mức tăng 2,99% của tháng 3/2008.

Xét về nguyên nhân, một số chuyên gia cho rằng lạm phát tăng cao tại tháng 3/2011 do đây là điểm rơi của độ trễ chính sách tiền tệ, khi cung tiền và tín dụng tăng mạnh từ nửa cuối năm 2010. Dòng tiền chưa thắt chặt khiến cầu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tiếp tục tạo áp lực lên bên cung. Tuy nhiên, chi phí đầu vào sản xuất tăng rất mạnh dẫn tới kịch bản co hẹp của sản xuất để hỗ trợ giá tăng. Trong quý 1/2011, GDP của nước ta ước chỉ tăng 5,5%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2010.

Giá xăng dầu tăng 2.110 - 3.550 đồng/lít tùy loại từ ngày 24/2, điện tăng giá từ ngày 1/3 tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ giá tiêu dùng này nhưng chủ trương buộc doanh nghiệp đăng ký giảm sản lượng điện tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất; tỷ giá điều chỉnh mạnh 9,3% kéo theo giá cả nhiều loại hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu tăng cao, giá vàng leo thang, ở một số thời điểm tạo tâm lý không ổn định trên thị trường…

Tất cả các nguyên nhân trên đều tác động mạnh đến tâm lý thị trường và đây có lẽ là điểm khó dự đoán nhất của chỉ số giá tiêu dùng tháng 3. Trong khi đó, tăng giá tâm lý tại tháng này có sức áp đặt không hề nhỏ, ước tính đóng góp vào mức tăng chung khoảng 0,2%. tag:chỉ số giá, tiêu dùng

Mộc Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland