Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng ANZ cho biết, mức tăng trưởng GDP 5% cả năm 2012 của Việt Nam là thấp nhất trong 13 năm, và cũng thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 5,2% mà ngân hàng này đưa ra trước đó.

Nói về năm 2013, JPMorgan Chase nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ còn ở mức thấp, dự báo ở mức 5,2%.

Trong một báo cáo khác, ngân hàng JPMorgan Chase nhận định, mức tăng trưởng khiêm tốn năm nay của Việt Nam - so với mức tăng 5,9% trong năm 2011 và mục tiêu ban đầu 6-6,5% mà Chính phủ đưa ra - phản ánh thực tế nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực quan trị còn yếu…

Đây là những yếu tố cản trở tăng trưởng tín dụng và đầu tư, bất chấp xuất khẩu tốt lên, quản lý kinh tế vĩ mô được cải thiện và những yếu tố thuận lợi về dân số của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo JPMorgan Chase, so với thời điểm đầu năm, thì các hoạt động kinh tế của Việt Nam tới thời điểm này đã khởi sắc nhiều. Sự khởi sắc này có được, theo báo cáo, là do các điều kiện tiền tệ nới lỏng, giúp ích cho những lĩnh vực vốn nhạy cảm với lãi suất và tín dụng như xây dựng.

Theo báo cáo của ANZ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái cũng thấp hơn mức dự báo đồng thuận tăng 7,4% của giới phân tích, đồng thời thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10% của Ngân hàng Nhà nước.

ANZ, JPMorgan Chase dự báo tăng trưởng 2013 của Việt Nam 1Chúng tôi có cảm giác rằng, từ nay trở đi, nhà chức trách sẽ ưu tiên vấn đề niềm tin vào chính sách và sự ổn định vĩ mô khi mà những nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng được đẩy mạnh. Ngân hàng ANZ

Mức lạm phát tháng 12 cũng thấp hơn dự báo 6,9% của JPMorgan Chase. Ngân hàng này cho rằng, mức lạm phát thấp của Việt Nam trong năm nay phản ánh nhu cầu nội địa và tăng trưởng tín dụng yếu đi so với các năm trước, cũng như những nỗ lực kiểm soát áp lực giá cả của Chính phủ.

JPMorgan Chase tỏ ý đánh giá cao khi Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại cả năm 284 triệu USD (0,2% GDP), so với mức thâm hụt 9,8 tỷ USD (7,9% GDP) trong năm 2011 và thâm hụt 12,6 tỷ USD (11,8%) trong năm 2010. Báo cáo cho rằng, sự chuyển biến này phản ánh những yếu tố mang tính cơ cấu, khi mà vốn FDI trong những năm gần đây giờ đã tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự chuyển biến cũng cho thấy nhu cầu nhập khẩu yếu đi do những nguyên nhân mang tính chất chu kỳ.

Chuyên gia của ANZ nhận định, lạm phát giảm, cùng với những điều kiện kinh tế khó khăn và tăng trưởng tín dụng ở mức thấp đã trở thành động lực cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất. Trong năm 2012 này, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất 6 điểm phần trăm, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 4,2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 12 này.

Bên cạnh đó, ANZ cũng cho rằng, cán cân thanh toán được cải thiện cũng tạo cơ hội cho việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ. Theo số liệu mà Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây, dự trữ ngoại hối đã tăng gấp đôi trong năm 2012, thặng dư cán cân thanh toán tổng thể đạt mức 10 tỷ USD. “Áp lực tiền tệ giảm bớt cũng có thể là nguyên nhân khiến động thái nới lỏng chính sách mới nhất diễn ra sớm hơn so với dự báo”, ANZ nhận xét.

Nói về năm 2013, JPMorgan Chase nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ còn ở mức thấp, dự báo ở mức 5,2%.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng sẽ được cải thiện từ mức yếu ớt của năm nay. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ được cải thiện, và Việt Nam có thể sẽ thâm hụt thương mại 1 tỷ USD (0,7% GDP dự báo) trong năm 2013. Mức thấp hụt này có thể dễ dàng được bù đắp bởi dòng kiều hối và FDI.

Cũng theo dự báo của ngân hàng này, chỉ số CPI của Việt Nam sẽ tăng trong những tháng tới, nhưng khó có khả năng đạt mức hai con số trước khi đạt đỉnh vào khoảng giữa năm sau. Đó là do “những yếu kém về cơ cấu sẽ khiến nền kinh tế khó tăng trưởng quá 5,5% trong năm 2013 và các áp lực giá cả nhập khẩu vẫn trong tầm kiểm soát”.

Cũng theo báo cáo này, lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức 7,8% trong năm 2013 so với mức 9,1% trong năm nay và 18,7% trong năm ngoái.

ANZ, JPMorgan Chase dự báo tăng trưởng 2013 của Việt Nam 2Nếu lạm phát tiếp tục ở mức một con số trong những tháng tới như dự báo, chúng tôi không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm thêm 1 điểm phần trăm lãi suất nữa. Ngân hàng JPMorgan Chase

ANZ thì dự báo, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì lập trường chính sách hiện tại, theo đó cân bằng giữa việc kìm giữ các kỳ vọng lạm phát và tạo thời gian để những lần hạ lãi suất vừa qua phát huy tác dụng. Nhưng theo ANZ, nếu hoạt động kinh tế diễn ra yếu kém hơn dự báo, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể nới lỏng thêm chính sách tiền tệ.

“Chúng tôi có cảm giác rằng, từ nay trở đi, nhà chức trách sẽ ưu tiên vấn đề niềm tin vào chính sách và sự ổn định vĩ mô khi mà những nỗ lực tái cơ cấu ngành ngân hàng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng sẽ chờ đợi những hiệu ứng đến chậm của chính sách nới lỏng đã áp dụng tới thời điểm này, trong bối cảnh những nỗ lực tái cơ cấu các ngân hàng trong nước và doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục diễn ra”, báo cáo kết luận.

Báo cáo của JPMorgan Chase nhận xét, do Ngân hàng Nhà nước đặt trọng tâm chủ yếu vào lạm phát, nên đã dựa trên mức tăng trưởng và lạm phát thấp để cắt giảm lãi suất thêm 1 điểm phần trăm cách đây ít hôm.

“Tuy nhiên, lãi suất thực tế vẫn đang thực dương”, báo cáo chỉ rõ, đồng thời nói rằng “nếu lạm phát tiếp tục ở mức một con số trong những tháng tới như dự báo, chúng tôi không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm thêm 1 điểm phần trăm lãi suất nữa, vì Chính phủ đang thể hiện sự lo ngại gia tăng đối với vấn đề hỗ trợ tăng trưởng khi bước sang năm 2013”.

Theo An Huy (VnEconomy)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.