CafeLand – Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành trong năm 2015 với nguyên tác chính là tạo dựng một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và dòng vốn chảy xuyên biên giới. Tất cả những điều này là tín hiệu tốt đối với thị trường bất động sản tại Việt Nam, theo ông Alex Crane - Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Cũng theo ông Alex Crane, sản xuất tại Việt Nam là động lực cốt lõi cho nền kinh tế và chịu tác động lớn nhất từ AEC, điều này đã có thể nhìn thấy được và sẽ rõ nét hơn trong các lĩnh vực trọng điểm như hàng tiêu dùng, các sản phẩm nông nghiệp nhẹ (may mặc, điện tử), hậu cần và kho bãi. Do đó, việc gia tăng nhu cầu đối với các ngành công nghiệp kể trên từ các nhà điều hành ở nước ngoài dẫn đến nhu cầu đáng kể về đất công nghiệp của khách thuê và nhà đầu tư.

AEC cũng sẽ hỗ trợ tầng lớp trung lưu của Việt Nam vì nó sẽ mở rộng đến các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính, y tế, tất cả đều là động lực trực tiếp đối với văn phòng tại các trung tâm thương mại quan trọng. Với thị trường bán lẻ, AEC có thể giúp cải thiện hiệu suất trong bán lẻ khu vực tại các địa điểm du lịch mà hiện nay phục vụ khách du lịch Châu Á.

Đầu tư từ AEC vào bất động sản cũng sẽ tác động đến cơ sở hạ tầng, từ đó tác động lên cả hai phân khúc bất động sản thương mại và nhà ở khi giao thông và hậu cần được cải thiện.

Bên cạnh đó, việc gia tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các lĩnh vực như sản xuất, tài chính và bảo hiểm cũng như các dự án chất lượng được dẫn dắt chuyên nghiệp và các nhà đầu tư vào các công ty bất động sản, tài sản và các dự án khác.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.