Trong khi giá nhà ở tại Nam Mỹ tăng 9,8%, châu Á Thái Bình Dương tăng 4,2% trong 12 tháng qua thì thị trường toàn khu vực đồng tiền chung lại giảm 1,8%. Trong bảng xếp hạng các thị trường nhà ở thê thảm nhất thế giới trên Knight Frank, các quốc gia Eurozone đã “thống trị” tuyệt đối.

Dưới đây là 11 cái tên đáng hờn tủi nhất:

Hi Lạp



Từ quý III năm 2011 đến quý III năm 2012 thị trường sụt giảm:11,7%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 6,4%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 3,6%

Tờ Greek Reporter cho biết, mức độ hấp dẫn của thị trường nhà ở mới giảm đến 80% trong 5 năm qua. Trong khi gần đây, giá nhà ở mới xây dựng cũng giảm 13,5% trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 9 vừa qua.

Ai Len



Từ quý III năm 2011 đến quý III năm 2012: thị trường sụt giảm 9,6%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 0,5%

Trong 3 tháng gần đây: tăng 1,5%

Bắc Ai Len đã bị thiệt hại nặng nề trong cơn khủng hoảng bất động sản. Giá trị nhà ở giảm 19,5% trong năm qua. Trong khi đó giá căn hộ còn thảm hại hơn khi giảm tới 22,7% trong 12 tháng qua.

Tây Ban Nha


Từ quý III năm 2011 đến quý III năm 2012: thị trường sụt giảm 9,3%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 4,9%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 2,4%

Giá nhà đất đã giảm 23% kể từ quý I năm 2009. 90% trong triệu bất động sản đang ế ẩm tại Tây Ban Nha có giá từ 100.000 euro đến 200.000 euro.

Romani


Từ quý III năm 2011 đến quý II năm 2012: thị trường sụt giảm 8,9%

Trong 6 tháng gần đây: tăng 3,1%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 0,6%

Ngay cả khi lượng cung văn phòng mới tại Bucharest giảm 70% /năm trong nửa đầu năm nay thì tỷ lệ văn phòng tình trạng “ế ẩm” vẫn tăng 16%.

Hà Lan



Từ quý III năm 2011 đến quý III năm 2012: thị trường sụt giảm 7,9%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 5,1%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 4,7%

Hà Lan có 17 triệu dân tại khu vực New Hampshire và Vermont, nơi mà lượng cung nhà ở đang trong tình trạng quá dồi dào. Tờ Epoch Times cho biết, điều này đã khiến cho các tổ chức cho vay chấp nhận những tiêu chuẩn…dễ dãi liên quan đến các khoản vay thế chấp.

Bồ Đào Nha



Từ quý III năm 2011 đến quý III năm 2012: thị trường sụt giảm 7%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 2,4%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 1,2%

Giá nhà ở tại khu vực nổi tiếng Western Algarve đã giảm 20% từ mức kỷ lục năm 2007. Mặc dù đồng franc rất mạnh nhưng nhà đầu tư Thụy Sĩ vẫn thừa nhận mức giảm giá tới 35% khi mua một ngôi nhà tại Bồ Đào Nha.

Síp


Từ quý III năm 2011 đến quý II năm 2012: thị trường sụt giảm 5,9%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 3%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 2%

Tới quý 2 năm ngoái, giá nhà ở đã giảm 12% so với mức cao kỷ lục vào quý 3 năm 2008. Số lượng các giao dịch bất động sản cũng giảm từ hơn 21.000 năm 2007 xuống chỉ còn 7.018 năm 2011.

Hungary



Từ quý III năm 2011 đến quý II năm 2012: thị trường sụt giảm 5,7%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 2,9%

Trong 3 tháng gần đây: tăng 1%

Bloomberg cho biết, số lượng giao dịch đã giảm mạnh từ mức kỷ lục 270.000 năm 2003 xuống chỉ còn 90.000 năm 2011. Giá trị nhà ở đã giảm 30% kể từ năm 2008 đến 2011.

Đan Mạch


Từ quý III năm 2011 đến quý II năm 2012: thị trường sụt giảm 5,4%

Trong 6 tháng gần đây: tăng 1,4%

Trong 3 tháng gần đây: tăng 1%

Theo báo cáo của Bloomberg, giá thị trường nhà ở đã giảm 25% so với giai đoạn “hoàng kim” năm 2007. Ông Tom Dorsey, chuyên gia tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF mới đây cảnh báo giá trị nhà ở tại đây có thể sẽ tiếp tục giảm.

Croatia


Từ quý III năm 2011 đến quý III năm 2012: thị trường sụt giảm 5,2%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 3,3%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 1,9%

Thị trường thế chấp tăng mạnh từ mức 4,7% lên 18% GDP kể từ năm 2000 đến 2010. Trong khi giá thị trường nhà ở được dự đoán là sẽ giảm 10% cho đến hết năm nay.

Italy


Từ quý III năm 2011 đến quý II năm 2012: thị trường sụt giảm 3,5%

Trong 6 tháng gần đây: giảm 2%

Trong 3 tháng gần đây: giảm 1%

Mặc dù nhu cầu đối với nhà ở cao cấp (có giá trên 3 triệu USD) vẫn còn khá mạnh mẽ nhưng giá trị bất động sản thông thường lại sụt giảm khoảng 20% kể từ năm 2008.

  • Hồng Kông: Bất động sản là nguồn gốc của rủi ro kinh tế

    Hồng Kông: Bất động sản là nguồn gốc của rủi ro kinh tế

    CafeLand – Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hồng Kông đang đối diện nguy cơ giá bất động sản suy giảm đột ngột sau khi tăng gấp đôi lên mức kỷ lục trong vòng 4 năm qua. Năm 2012, giá nhà đã tăng thêm 20% bất chấp ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. <br/br>

  • Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trước năm 2030

    Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trước năm 2030

    Nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vượt mặt nước Mỹ trước năm 2030 song quốc gia châu Á vẫn chưa thể thay thế vị trí siêu cường của Mỹ trong việc tập hợp các liên minh nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

  • Điểm đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất châu Á - TBD

    Điểm đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất châu Á - TBD

    Theo báo cáo khảo sát “Các xu hướng đang nổi lên trong lĩnh vực bất động sản châu Á-Thái Bình Dương 2013,” thủ đô Jakarta của Indonesia đã có một “bước nhảy” ngoạn mục từ vị trí thứ 11, vươn lên “lật đổ” Singapore để chiếm vị trí số một trong danh sách các điểm đến đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất châu Á-Thái Bình Dương. <br/br>

Theo Thái Anh (VEF/Business Insider)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.