Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hiện đang có quá nhiều sức ép trước sự xâm nhập mạnh mẽ của làn sóng doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để đón đầu cơ hội hội nhập.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Theo bà Phạm Chi Lan, năm 2014, có thể nói có nhiều điểm khá tích cực so với các năm trước đây trên nhiều bình diện.

Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là số lượng doanh nghiệp chết vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm và vẫn ở mức khá cao lên tới gần cả trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2014.

Việc hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa mỗi năm sẽ kéo theo hệ lụy vô cùng lớn đối với sản xuất kinh doanh và xã hội.

"Trong khi đó, đáng lo là nhiều ý kiến lại đang chỉ tập trung vào con số doanh nghiệp thành lập mới tăng lên và cho rằng doanh nghiệp đã hồi phục, thậm chí lạc quan", bà Lan nhìn nhận.

Theo bà Lan, đừng có nhìn vào con số doanh nghiệp mới thành lập tăng mà cho rằng doanh nghiệp và nền kinh tế đã phục hồi. Bởi lẽ, từ khi thành lập một doanh nghiệp đến khi tồn tại và phát triển được là cả một khoảng thời gian rất dài.

Một điều đáng lo ngại nữa chính là việc quy mô doanh nghiệp Việt Nam đang giảm đi khá mạnh so với trước, đây là xu hướng đi ngược lại với quy luật phát triển của doanh nghiệp.

Liên quan đến cơ hội từ việc hội nhập sâu với thế giới vào năm 2015, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất lo lắng trước sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoại.

Các nhà đầu tư nước ngoài như Thái Lan, Malaysia… đang tìm mọi cách để nhảy vào thị trường Việt thông qua các chiến lược mua lại, sáp nhập doanh nghiệp một số lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam.

Điều tra của một hãng tư vấn nổi tiếng thế giới cho biết, có tới 52% doanh nghiệp Thái Lan cho rằng thị trường nội địa của Việt Nam là thị trường chính của họ trong tương lai.

Động thái rõ ràng nhất là gần đây, Tập đoàn BJC đang thương thảo để mua lại Metro, bắt tay với các hãng phân phối lớn để đón đầu cơ hội giảm thuế từ các hiệp định thương mại. Đây chính là lo ngại của các doanh nghiệp Việt Nam…

"Khi đó thị trường truyền thống sẽ thế nào, trước tốc độ xâm lấn rất mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài trong khi có tới 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chỉ kinh doanh nội địa", bà Lan lo lắng.

Chuyên gia này cũng cho biết: "Tôi cảm nhận được những lo lắng hết sức lớn của doanh nghiệp trước thời điểm hội nhập, sự cạnh tranh rất mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài".

Bước sang năm 2015, bà Lan kỳ vọng, tốc độ đóng cửa của doanh nghiệp sẽ giảm đi, các doanh nghiệp sau 4 - 5 năm sóng gió mà vẫn trụ được thì hy vọng sẽ trụ được và phát triển trong năm tới.

Ở góc nhìn tương tự, theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, bức tranh kinh tế 2014 đang đặt ra câu hỏi lớn: Kinh tế Việt Nam đã phục hồi thực sự hay chưa?

Ông Thành chia sẻ, có người nói là phục hồi nhưng sức khỏe cạnh tranh vẫn còn yếu. Theo tôi, nếu đo ở chỉ số tăng trưởng thì đã ít nhiều có sự hồi phục. Nhưng câu hỏi ở đây còn lớn hơn: Phục hồi có tính bền vững hay chỉ phục hồi xong rồi lại đi xuống?

Nhìn ở một góc độ dài hạn, sự hồi phục cần thiết phải có các nhân tố để hỗ trợ. Thứ nhất, nền kinh tế thế giới cũng đang vật vã đi lên, nhiều dự báo cho rằng khoảng năm 2017 sẽ thoát khỏi khó khăn.

Ở Việt Nam thì cũng có nhiều cái nhân tố nếu trở thành hiện thực thì nền kinh tế sẽ sáng sủa hơn theo hướng bền vững như: Cải cách môi trường kinh doanh, tái cơ cấu tập đoàn nhà nước, tham gia các Hiệp định FTA.

Nếu theo nghĩa thứ 2 tức là đang phục hồi ở vùng đáy thì những yếu tố bất lợi cũng không ít. Cụ thể như, thế giới có nhiều rủi ro về tài chính, cú sốc giá

Ở Việt Nam, các kỳ vọng về phục hồi vẫn chưa rõ ràng. Ví dụ như xử lý nợ xấu, mục tiêu năm 2015 sẽ giảm về 3%, sở hữu chéo, lành mạnh hóa hệ thống NH. Nếu xử lý thực chất được con số nợ xấu ở mức 3%.

Hay là vấn đề doanh nghiệp nhà nước, các thông điệp đầu năm đã mạnh mẽ, nhưng các con số còn lại rất lớn. Nếu nhìn một vài doanh nghiệp lớn đã cổ phẩn hóa trong năm qua, mức độ hài lòng của chúng ta vẫn chưa cao.

Cùng với các kỳ vọng khác như đưa công nghệ cao vào sản xuất, tăng đầu tư... cũng chưa thực sự hiệu quả.

Vũ Minh (BizLive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.