Quốc đảo nhỏ bé, nghèo khó, phải đối đầu với láng giềng lớn hơn nhiều, hầu như không có tài nguyên, nhưng Singapore vẫn thành cường quốc. Đó là nhờ những chính sách “phi thường” của ông Lý Quang Diệu.

Theo hãng tin Forbes, ông Lý Quang Diệu là một trong những chính khách vĩ đại của thời kỳ hậu Thế chiến II. Ông đã biến Singapore thành một cường quốc kinh tế và chứng minh rằng cái gọi là tài nguyên thiên nhiên không hề cần thiết trên con đường tiến tới sự thịnh vượng. Ông chứng minh, chìa khóa dẫn tới thịnh vượng là tạo ra một môi trường trong đó con người có thể phát huy tối đa sức mạnh.

Ông đấu tranh với tham nhũng. Để loại bỏ những cám dỗ và thu hút những người có năng lực, ông trả lương cao cho các quan chức chính phủ. Ông thắt chặt chi tiêu, giảm các loại thuế. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất chỉ có 20%.

Ông Lý Quang Diệu - Nhà lãnh đạo phi thường.

Ông Lý cho thấy, tài chính vững mạnh vẫn có thể cùng tồn tại với việc thực hiện tốt các chương trình xã hội. Ông theo đuổi một chương trình nhà ở lớn để những người có thu nhập thấp và trung bình có thể mua nhà.

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe, năm 2014, hãng tin Bloomberg đánh giá nền y tế Singapore đứng số một thế giới về tính hiệu quả. Chính phủ đảm bảo khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế của người dân, chủ yếu là thông qua các khoản tiết kiệm bắt buộc.

Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, Singapore trở thành một cuốn sách sống động về cách một đất nước nghèo có thể chuyển mình như thế nào. Vào thời điểm ông Lý Quang Diệu lên làm thủ tướng năm 1959, thu nhập bình quân đầu người của Singapore chỉ dưới 400 USD/năm, nhưng giờ con số này đã lên tới 56.000 USD/năm, cao nhất trên thế giới.

Ông Lý Quang Diệu trong một cuộc họp với cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Cap Weinberger.

Theo Forbes, nhiều nhà phê bình cho rằng ông Lý không dân chủ, nhưng ông đã cho tiến hành bầu cử. Quan trọng hơn, dưới sự lãnh đạo của ông, Singapore đã có một tầng lớp trung lưu phát triển mạnh cùng với sự ra đời của nhiều tổ chức dân sự. Đó là những nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với một nền dân chủ bền vững. Hệ thống chính trị của Singapore vẫn đang tiến triển theo cách đảm bảo cho một sự ổn định lâu dài.

Trong những năm 1950 và 1960, ông Lý đã cho thấy khả năng chính trị tuyệt vời của mình khi duy trì sự độc lập của Singapore trước sự thù địch từ hai nước láng giềng lớn hơn rất nhiêu là Indonesia và Malaysia.

Không chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ bé của Singapore, anh hưởng của ông Lý Quang Diệu đã vươn ra cả thế giới. Nhiều người cho rằng, nếu là Ngoại trưởng Mỹ, ông sẽ tiến hành các chính sách đối ngoại tốt hơn bất kì Ngoại trưởng Mỹ nào từ trước tới nay.

Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Cap Weinberger coi ông Lý Quang Diệu là một người bạn rất thận cận. Ông cũng rất xem trọng những ý kiến và lời khuyên của ông Lý.

Ông Lý Quang Diệu cũng được đánh giá là người có ảnh hưởng lớn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên có chuyến thăm tới Singapore và rất ngạc nhiên với sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định về chính trị của quốc đảo này. Ông Đặng Tiểu Bình đã hỏi ông Lý: “Ông đã làm thế nào vậy?”. Sau đó, ông Đặng Tiểu Bình đã hoãn các kế hoạch tiếp theo của mình và giành nhiều giờ nói chuyện với ông Lý Quang Diệu.

Khi quay trở về Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình đã áp dụng những lời giáo huấn mà ông Lý Quang Diệu đã chia sẻ.

Phạm Khánh (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.