Phất lên nhờ các dự án khai thác mỏ và bất động sản, nhiều người giàu Đông Nam Á sắm máy bay riêng để phục vụ công việc kinh doanh đòi hỏi di chuyển như con thoi của họ.

Xu hướng này được dự báo giúp thị phần máy bay riêng ở châu Á tăng gấp 4 lần trong 5 năm tới. Người châu Á có thể sở hữu hơn 20% số máy bay riêng hạng sang trên toàn cầu vào năm 2017, khi nơi này ngày càng xuất hiện nhiều triệu phú, K.K. Yong, Phó chủ tịch Jetsolution International Services Đông Nam Á trụ sở Singapore nói.

Khu vực Đông Nam Á sẽ là làn sóng tiếp theo về nhu cầu sắm máy bay riêng. Điều này có thể mang lại lợi ích cho các hãng sản xuất máy bay như Gulfstream của General Dynamics Corp (GD), Cessna của Embraer SA (EMBR3) và Textron Inc (TXT), một chuyên gia tư vấn hàng không cho biết.

Một người khách đang chụp hình chiếc máy bay riêng Guflstream G550 tại phi trường quốc tế Narita, Nhật. Ảnh: Bloomberg

Sự giàu có đang gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ trong bối cảnh các dự án khai thác mỏ và bất động sản bùng nổ. Đây là yếu tố khiến nhiều người có tiền muốn có máy bay riêng để tăng tính linh hoạt trong công việc kinh doanh và giảm thời gian di chuyển, theo Jetsolution. Số lượng người khu vực châu Á-Thái Bình Dương đầu tư tối thiểu 1 triệu USD đã tăng lên 1,6%, tương đương 3,37 triệu USD vào năm 2011, RBC Wealth Management và Capgemini SA cho biết hồi tháng 9.

"Khi mọi người trở nên giàu có, họ có xu hướng chọn mua thứ gì mà họ hằng mong ước ", Yong nói. Có khoảng 15.200 máy bay doanh nghiệp đang bay trên toàn thế giới vào cuối năm 2011, trong số đó châu Á chiếm khoảng 5% ở châu Á, số liệu trích dẫn từ nhà sản xuất máy bay Bombardier, trụ sở Montreal, Pháp. Mỹ và châu Âu chiếm khoảng 58% tổng số máy bay doanh nghiệp.

Máy bay doanh nghiệp, cụ thể của hãng Bombardier Learjet có giá từ khoảng 17,2 triệu USD cho đến máy bay Falcon 7X của Dassault Aviation (AM) SA, giá 50 triệu USD và chiếc Airbus SAS hay Boeing kích cỡ lớn hơn với giá hơn 100 triệu USD.

Giá niêm yết của một máy bay Airbus dành cho doanh nghiệp, dựa trên mẫu máy bay hành khách A319, xấp xỉ 86 triệu USD. Những chiếc máy bay thông thường có 19 chỗ ngồi và có thể bay thẳng liên lục địa, nội thất bên trong gồm phòng khách, phòng họp, phòng ngủ và phòng tắm.

Jetsolution, có văn phòng chính tại Hong Kong, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn cho những ai sở hữu máy bay riêng ở châu Á cũng như tư vấn việc thu mua hay bán máy bay. Jackie Wu, chủ tịch Jetsolution cho biết mỗi ngày tiếp nhận 3-5 khách hàng tiềm năng muốn hỏi thông tin về máy bay.

Số lượng người giàu có ở Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á có thể vượt qua cả tổng số người giàu ở Mỹ và châu Âu gộp lại vào năm 2030, theo Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo vào tháng 5/2012. Trong số top 100 cá nhân giàu nhất thế giới, thì có 11 người châu Á, khảo sát của Bloomberg Billionaires Index.

"Sự giàu có đang dịch chuyển dần sang châu Á, trong đó Indonesia được coi là quốc gia sẽ có nhiều người giàu tiềm năng", Wu nói. "Chúng tôi vẫn trong giai đoạn chập chững so với Mỹ và châu Âu trong thị trường máy bay tư nhân”, bà nói.
Các hộ gia đình giàu có ở Singapore đã tăng 14% lên 88.000 hộ vào năm 2011, trong khi ở châu Âu và Mỹ số lượng người giàu có xu hướng giảm, một báo cáo được xuất bản ngày 31/5 của nhóm tư vấn Boston. Tỷ lệ các gia đình triệu phú nằm trong thành phố chiếm 17%, mức cao nhất trên thế giới, theo báo cáo.

Theo báo cáo của tập đoàn tư vấn Boston và tập đoàn ngân hàng xây dựng Trung Quốc vào ngày 20/12/2012, các hộ gia đình Trung Quốc sở hữu ít nhất 1 triệu USD đã tăng 17% lên 1,74 triệu hộ vào năm 2012 sau khi tăng 30% so với một năm trước đó.

Việc phát triển thương mại, mua bán, phát triển các dự án khai thác nguồn tài nguyên và bất động sản ở châu Á đang thúc đẩy nhu cầu sắm máy bay riêng. Phương tiện này giúp người giàu có đi khảo sát ở những vùng xa xôi và linh hoạt sắp xếp thời gian trong công việc, ông Wu nói. Khách hàng ở Trung Quốc thích mua máy bay mới hơn với tốc độ nhanh hơn. Họ quan tâm đến các nhà sản xuất máy bay như Gulfstream và Bombardier, Yong nói.

Trong khi đó, khách hàng Đông Nam Á lại quan tâm đến máy bay ở góc độ hiệu suất và hiệu quả về chi phí, Yong nói. Mô hình máy bay phổ biến được người giàu Đông Nam Á đặt mua là từ các hãng sản xuất máy bay như Cessna, Embraer và Hawker Beechcraft Inc.

Trong khi nhu cầu đang gia tăng, các chủ sở hữu máy bay riêng lại gặp khó về vấn đề bay tại các khu vực bởi vì còn thiếu về cơ sở hạ tầng, Wu nói. Các máy bay riêng còn phải chịu “lép vế” hơn so với các máy bay chuyên chở hành khi đáp xuống phi trường. Thông thường, máy bay riêng sẽ bị hạn chế giờ hạ và cất cánh do các chính phủ sẽ ưu tiên cho máy bay chở khách du lịch, đây là nguồn thu lớn cho quốc gia, bà nói.

"Có khá nhiều nhà chức trách hàng chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu và những cần thiết liên quan đến việc sở hữu máy bay riêng”, Wu nói. Cessna đã mở một trung tâm dịch vụ khu vực tại Singapore vào tháng 7/2012. Singapore Technologies Engineering Ltd (STE) đang xây dựng một nhà chứa máy bay để phục vụ máy bay doanh nghiệp. Dự kiến, kế hoạch này sẽ bắt đầu hoạt động sớm nhất là vào cuối tháng 3.

"Đông Nam Á đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các loại máy bay doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt ở Singapore, Wu nói.

Theo Mai Phương (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.