Với những đóng góp không biết mệt mỏi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như chính sách mở cửa đối với người nhập cư, Thủ tướng Đức A.Merkel đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho giải Nobel Hòa bình năm 2015.

Thủ tướng Đức Angela Merkel - ứng viên sáng giá cho giải Nobel hòa bình năm nay

Ngày 9/10 tới đây, danh tính của người giành được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2015 sẽ chính thức được công bố. Mặc dù có khoảng 300 ứng cử viên được đề cử vào danh sách này nhưng số người có thể giành danh hiệu cao quý này chỉ từ 5-20 người. Nổi bật nhất trong số này là Thủ tướng Đức A.Merkel vì những đóng góp cho giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và khủng hoảng nhập cư ở châu Âu.

Hàng loạt hãng truyền thông nổi tiếng thế giới như The Times, báo Đức Bild, Bloomberg… đều có chung nhận định bà Merkel sẽ là chủ nhân của giải thưởng Nobel Hòa bình 2015.

Theo Christian Berg Kharpviken - Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở Oslo, Na Uy, bà Merkel đang nổi lên như là “một vị thủ lĩnh tinh thần trong những thời khắc nhạy cảm”.

Tuy nhiên, không phải chính sách nào của bà Merkel cũng được người dân của chính nước Đức ủng hộ. “Chính sách mở cửa” đối với người nhập cư từ vùng Cận Đông của bà Merkel ngày càng nhận được ít sự ủng hộ của người Đức. Theo số liệu thăm dò trong tháng 9/2015, số lượng người Đức không hài lòng với chính sách nhập cư của bà Merkel đã tăng thêm 13%. Uy tín của bà Merkel cũng đã sụt giảm khá nhanh trên chính trường Đức.

Theo cuộc thăm dò dư luận xã hội do kênh truyền hình ARD tiến hành, hiện chỉ còn 54% người dân Đức ủng hộ bà Merkel. Đây là lần đầu tiên bà Merkel chỉ đứng thứ 4 trong số những chính khách được yêu thích nhất tại Đức.

Đối với vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, những kết quả đạt được còn khiêm tốn hơn nhiều. Các thỏa thuận hòa bình phải rất khó khăn mới có thể đạt được nhưng việc thực hiện các thỏa thuận này thường xuyên bị trì hoãn. Bên cạnh đó, chính quyền ông Poroshenko còn có những động thái có thể hạ thấp uy tín của bà Merkel.

Thậm chí trong ngày 7/9, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin còn lên tiếng “đe dọa” rằng chính quyền Kiev sẽ không định thực hiện các thỏa thuận mà nguyên thủ “Bộ tứ Normady” đã đạt được trong cuộc hội đàm ngày 2/10 (Theo đó Ukraine phải chấp nhận cho Donbass tổ chức bầu cử, được quyền tự trị, phải ân xá cho các “nhà hoạt động Donbass”, phải rút vũ khí hạng nặng…). Trước đó, Đức và Pháp được cho là đã ép Ukraine phải chấp nhận các điều khoản trên.

Theo chuyên gia phân tích về Đức thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Aleksandr Kokeev, hiện có khá nhiều ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel Hòa bình năm 2015 nhưng bà Merkel vẫn là ưng cử viên hàng đầu. Mặc dù vẫn có thể phê phán bà Merkel ở mức độ nào đó nhưng xét nhiều tiêu chí khác nhau, bà Merkel còn xứng đáng nhận giải thưởng này hơn cả nhiều người khác.

Được biết, các ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel Hòa bình năm nay, ngoài bà Merkel, còn có các tên tuổi khác như Giáo hoàng Francis, cựu nhân viên Cục tình báo Trung ương Mỹ CIA Edward Snowden, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, cũng như cha xứ Mussie Zerai thuộc Nhà nước Eritrea ở châu Phi.

Đức Dũng (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.