Trong năm 2013, đã có hơn 80 doanh nhân tự tử chỉ trong vòng 6 tháng, tính riêng tại thành phố Quảng Châu, Nhật báo phố Wall chỉ ra.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg

Tính từ đầu năm tới nay, đã có khoảng 30 quan chức Trung Quốc tự tử, tính cả lãnh đạo các doanh nghiệp quốc doanh, tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn ước tính của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) tại 37 vụ.

Trong số đó, phải kể đến nhiều quan chức thâm niên đang bị đặt dưới tầm ngắm trong chiến dịch điều tra của chính phủ, cho thấy đợt phát động đẩy lùi tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến nhiều quan “có tật giật mình”.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát chỉ ra một vài vấn đề nghi vấn trong chiến dịch này của ông Tập, ví dụ không ít quan chức "dính án" cho biết họ đã bị ép cung.

Không chỉ các nhân vật chính trị mà nhiều doanh nhân cùng lãnh đạo công ty tư nhân cũng đang phải chịu sức ép lớn khi nền kinh tế chững lại.

6 tháng năm 2013, đã có hơn 80 doanh nhân tự tử, tính riêng tại thành phố Quảng Châu.

Giới doanh nhân phàn nàn về việc họ bị “đưa vào tầm ngắm” khi làm được chút của cải, một hiện tượng được gọi tên là “lợi nguyền của tầng lớp thượng lưu”.

Không giống nhiều quốc gia khác, các tài phiệt thành công tại Trung Quốc không hề muốn được nêu tên trong danh sách những người giàu nhất nước, khi những doanh nhân cộm cán thường bị dò xét, thậm chí lâm đường tù tội.

Tại Trung Quốc, các lãnh đạo doanh nghiệp tự thân đi lên có thể bị mất tài sản vì hệ thống luật pháp lỏng lẻo và một số bộ phận quan chức lạm quyền.

Cách hiệu quả nhất để bảo hộ công ty là xây dựng quan hệ với quan chức chính phủ, nhưng chiến lược đẩy giới doanh nhân vào rủi ro lãnh án liên quan tới hối lộ.

Hiện trạng tiêu cực cố hữu của tham nhũng và lạm quyền là một trong những lí do chính khiến nhiều người giàu Trung Quốc muốn “bỏ xứ”.

Theo kết quả khảo sát của Barclays Wealth, tới 47% người giàu Trung Quốc sở hữu hơn 1,5 triệu USD tài sản có kế hoạch chuyển ra nước ngoài trong vòng 5 năm tới.

Giới trẻ Trung Quốc cũng đang mang trong mình tư tưởng “thoái li”. Theo số liệu của Tân Hoa Xã, lượng sinh viên Trung Quốc du học và ở lại luôn nước ngoài đã cán mốc 70.000 trong năm 2012.

Ngoài hệ thống luật pháp yếu ớt và nền kinh tế thì những yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng đang nhóm lên những suy nghĩ tiêu cực trong giới nhà giàu Trung Quốc.

Dương Long (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.