Google, Facebook, Apple, Amazon, Google, Amazon đều là những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, và mỗi năm họ nhận được vô số hồ sơ xin việc. Vì thế có thể nói rằng họ có một quy trình hiệu quả để chọn được những ứng viên tốt nhất.
Nếu bạn là một chuyên viên nhân sự và cũng muốn tuyển được những tài năng xuất sắc nhất về công nghệ, hãy thử một trong những chiến lược tuyển dụng bí mật dưới đây.
1. Bắt đầu cuộc phỏng vấn qua video sớm 15 phút, muộn 15 phút hoặc hủy luôn
Để làm gì ư? Mục đích là để tìm được người luôn sẵn sàng cho công việc này
Bất kỳ ai cũng có thể trả lời một loạt các câu hỏi khi bạn gọi họ lúc họ đang trông chờ. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn gọi họ khi họ đang ngủ, đang học nhảy hoặc khi đang đi vệ sinh? Đây là cách mà các công ty hàng đầu tìm kiếm các ứng viên luôn sẵn sàng cho công việc bất kỳ lúc nào.
2. Lên lịch phỏng vấn càng khó hiểu và khó lường càng tốt
Để làm gì? Để tìm ra được các ứng viên không cần chỉ dẫn
Hãy khiến cho cả người phỏng vấn lẫn ứng viên không biết được điều gì sẽ diễn ra trong cuộc phỏng vấn. Cách này sẽ đánh giá được ai là người tỏ ra xuất sắc nhất khi không biết điều gì đang xảy ra.
3. Hãy khiến cho một sự cố nào đó xảy ra khi ứng viên đang thuyết trình
Để làm gì? Để xem ứng viên xử lý ra sao trong những hoàn cảnh bất ngờ
Bạn hãy cố tình bố trí cho bài thuyết trình của ứng viên diễn ra trong một căn phòng nơi các thiết bị phụ trợ có cái bị hỏng. Nếu ứng viên có thể xử lý được và không ngần ngại thích ứng với tình hình mới, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy người này có tính hợp tác cao. Điểm cộng sẽ được dành cho những người có kế hoạch B, kế hoạch C, v.v. vốn là những thứ rất hữu ích trong làng công nghệ.
4. Đưa ra vô số các giả định sai trong cuộc phỏng vấn
Để làm gì? Để loại ra những ứng viên “không chịu được nhiệt” khi bị làm phiền.
Nếu công việc gần đây nhất của ứng viên là ở Twitter, hãy nói: “Bạn làm việc ở Yahoo được bao lâu rồi?” Sau đó ghi lại thái độ của ứng viên khi họ đính chính thông tin. Liệu người này tỏ ra bực mình hay vẫn bình tĩnh? Nhờ thế bạn sẽ tìm được người làm việc phù hợp khi xảy ra những vấn đề không thể tránh khỏi.
5. Yêu cầu ứng viên giải quyết những vấn đề cụ thể của chính bạn
Tại sao? Vì bạn thực sự cần được giúp đỡ trong vấn đề này
Các công ty thường yêu cầu các ứng viên phải giải quyết các vấn đề thực sự mà họ đang đối mặt. Đây là một cách để nhận được sự trợ giúp miễn phí.
6. Thường xuyên chuyển cuộc phỏng vấn từ phòng này sang phòng khác
Đừng bao giờ để các ứng viên cảm thấy thoải mái trong cuộc phỏng vấn. Đây là cách bạn tìm được người vẫn thấy hứng thú với công việc dù ở vào các hoàn cảnh khó chịu, ngoài ra cũng là một cách để giúp bạn quen với thực tế là không phải phòng họp nào cũng bỏ trống cả ngày.
7. Hỏi một câu hỏi nhiều lần
Trong thế giới công nghệ, tính đoán trước được là một điều tốt. Trong cuộc phỏng vấn, đừng bận tâm khi phải đặt một câu hỏi nhiều lần. Đây là một cách rất hay để kiểm tra tính nhất quán của ứng viên. Họ chỉ không cần chú trọng đến điều này khi phỏng vấn cho các vị trí cấp cao.
8. Thực hiện phỏng vấn với 2 người đóng vai một tốt / một xấu
Hãy đặt ứng viên vào một căn phòng với hai người phỏng vấn ngồi ở 2 đầu bàn. Quan sát xem ứng viên có khả năng điều hướng sự chú ý của mình cùng lúc đến 2 người phỏng vấn hay không. Hay họ sẽ tỏ ra mệt mỏi và tự hỏi tại sao mình lại đồng ý đến cuộc phỏng vấn này? Đây là một cách tuyệt vời để tìm hiểu các ứng viên sẽ có tâm lý ra sao trong cơn khủng hoảng.
9. Đặt một câu hỏi, sau đó bắt đầu gõ bàn phím thật to
Hãy xin lỗi và nói rằng bạn đang ghi chép lại. Có thể bạn đang ghi chép thật, hoặc có thể đang viết một email cho người thân, gì cũng được. Nhờ vậy bạn sẽ biết liệu ứng viên có còn giữ được sự tập trung vào câu hỏi hay không. Với cách này bạn sẽ tìm được những ứng viên không bị những thứ lặt vặt làm xao nhãng khi hoàn thành công việc.
10. Ba tháng sau, gọi lại cho ứng viên và đề nghị họ nhận một việc mà họ không hề đăng ký lúc ban đầu
Đây là một cách rất hữu ích để loại ra những người không muốn nhận công việc mà họ đăng ký. Liệu họ có đấu tranh để giành lấy công việc mà họ muốn hay không? Liệu họ có chấp nhận lời đề nghị vì nghĩ rằng đó là thứ tốt nhất mà mình có thể đạt được? Hay họ sẽ từ chối vì đã tìm được việc khác từ hàng tháng trước rồi?
Trí thức trẻ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.