Trong khi nhiều người luôn bảo vệ điện thoại của mình kỹ càng, chủ tài khoản TechRax lại kiếm sống bằng việc tàn phá các thiết bị điện tử.
Ném iPhone 6 vào dung nham núi lửa, nghiền nát Apple Watch bản đặc biệt trị giá 10.000 USD bằng nam châm hay chuốt Apple Pencil bằng máy chạy điện, nhiều người dễ lầm tưởng chàng trai Taras Maksimuk hẳn có túi tiền rủng rỉnh cùng một mối hiềm khích sâu nặng với Apple.
Thực tế, tất cả những thí nghiệm trên là một phần công việc của Taras, khi anh quay phim lại những cuộc tra tấn thiết bị công nghệ và đăng tải chúng lên trang YouTube cá nhân TechRax của mình. Chàng trai sinh năm 1993 hiện sở hữu kênh YouTube với gần 3,5 triệu lượt đăng ký cùng tài khoản Instagram với hơn 221.000 người theo dõi.
Taras trong một lần hiếm hoi xuất hiện trong video của mình.
Taras sinh ra tại Ukraine và lớn lên ở California, Mỹ. Năm 2009, khi mới 16 tuổi, anh mở kênh TechRax với một video bóc hộp gói sản phẩm Lockerz. Tuy vậy, người ta chỉ thực sự biết đến kênh này kể từ 2012, khi Taras bắt đầu chuỗi video phá hủy thiết bị điện tử, nhằm "cho mọi người biết chuyện gì xảy ra khi bạn phá hủy sản phẩm nhất định theo cách nhất định".
Những video thời kỳ đầu tiên được theo xem trên 10 triệu lượt. Hiện tại, con số đó cũng duy trì ở mức hàng triệu cho mỗi sản phẩm bị phá hủy.
TechRax nghiền nát Apple Watch Gold Edition trị giá 10.000 USD bằng nam châm. Ảnh: Business Insider.
Taras không phải là một kẻ lắm tiền nghiện đập phá, đây là công việc mang lại nhiều lợi nhuận. Khác với các trang khác thường thử nghiệm điện thoại kiểu thông thường như thả rơi tự do hay bẻ cong, Taras luôn cố gắng nghĩ ra nhiều cách kỳ lạ nhằm phá hủy thiết bị. Do đó, các video của anh luôn có sức hút nhất định và được nhiều lượt bình luận.
Trong video gần đây nhất, anh ngâm 5 chiếc iPhone 6S và 6S Plus trong các thùng sơn khác nhau, vừa để kiểm tra độ chống nước, vừa để "giúp các bạn nhỏ học phân biệt màu sắc". Các thử nghiệm của anh thường đặt thiết bị đến giới hạn và phá hủy chúng trước khi video kết thúc.
Không chỉ sản phẩm Apple, TechRax cũng thử độ bền các thiết bị khác. Trong ảnh là phiên bản Galaxy S6 Ironman trị giá khoảng 2.500 USD sau thí nghiệm bẻ cong. Ảnh: TechRax.
Theo trang Wikia chính thức từ YouTube, số tiền mà Taras nhận được từ quảng cáo trong mỗi video đủ sức mang lại lợi nhuận không nhỏ.
Theo đó, YouTube trả từ 0,5-3 USD cho mỗi 1.000 lượt xem trên các video bật quảng cáo. Với mỗi video có 1 triệu lượt xem, Taras kiếm được từ 900-1.000 USD, trong khi mỗi chiếc iPhone 6 trị giá chỉ khoảng 650 USD tại Mỹ. Đó là chưa kể, nhiều video đạt số lượt xem lên đến hơn 20 triệu lượt, như thí nghiệm nấu iPhone trong Coca Cola hay phá hủy iPhone bằng súng chích điện.
Dù đã tung ra hàng trăm video, nhưng bản thân Taris rất ít lên sóng, anh hầu như chỉ xuất hiện trong các video cảm ơn người xem khi đạt số đăng ký nhất định. Các thông tin cá nhân của anh cũng ít được tiết lộ. Tuy vậy, điều này không khiến anh bớt nổi tiếng hơn, trang thống kê Famous Birthdays xếp anh là người nổi tiếng thứ 7 đến từ Ukraine, và là nhân vật Internet nổi tiếng thứ 2 xuất thân từ đất nước này, chỉ sau hiện tượng chơi game Max Pavlinov.
Lê Phát (Zing)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.