Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, mặc dù bộ phận doanh nghiệp là thành phần không thể thiếu khi chúng ta hội nhập với cộng đồng kinh tế thế giới. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thiếu hẳn những vũ khí để hội nhập do đó khá bị động.

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội.

Cũng theo ông Sơn, 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ được thống kê hiện vẫn “thờ ơ không quan tâm hội nhập đang đến rất gần; trong khi chỉ có 20% số doanh nghiệp chủ động tiến bước.

"80% doanh nghiệp thụ động không biết những gì đang đợi họ trước mắt”, ông Sơn nhận định.

Hội nhập sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu ngay tại sân nhà đã gặp khó khăn thì sẽ trở thành đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn trong khối ASEAN đã có chuẩn bị rất chu đáo.

“Chúng tôi băn khoăn, dù muộn rồi nhưng cần tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được. Giá như chúng ta trước đó có hội thảo nhắc nhở các doanh nghiệp, hội nhập đến nơi rồi”, ông Sơn cho biết thêm.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, một yếu tố sẽ là thứ vũ khí tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với thế giới chính là việc tập trung đầu tư nhiều cho phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển sản suất để xuất khẩu.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chủ trương phát triển khoa học công nghệ đã được đưa vào không ít nghị quyết, chiến lược, quy hoạch phát triển của các ngành ở Việt Nam.

“Nhưng trong thực tế những năm vừa qua cả nhà nước và doanh nghiệp vẫn mải miết chạy theo những nhu cầu ngắn hạn như tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu dựa trên những lợi thế trước mắt như khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ...”, bà Lan cho biết.

Cũng theo bà Lan, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản hay chứng khoán trong mấy năm trước đây lại trở thành những cơ hội kiếm lời nhanh và lớn cho không ít doanh nghiệp và cá nhân. Do vậy, yếu tố công nghệ lại càng bị lãng quên.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hiện là thành viên Hội đồng chuyên gia của Báo điện tử BizLIVE.vn

“Giờ đây, trước sức ép cạnh tranh trong một môi trường khu vực và toàn cầu đã và đang thay đổi rất mạnh theo hướng đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng, giá trị gia tăng của các sản phẩm, năng suất lao động của các doanh nghiệp và nền kinh tế, chúng ta đã bắt đầu biết lo phải thúc đẩy đầu tư vào công nghệ và cải thiện hệ thống quản trị”, chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận.

Ở góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, tham gia cộng đồng ASEAN có cơ hội lớn, là cải cách trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật để doanh nghiệp phát triển.

Cơ hội thứ hai là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng quản lý, chất lượng nhân lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong khi đó, theo phân tích của ông Hồng Sơn, thách thức lớn nhất của hội nhập sẽ là cạnh tranh được thể hiện ở hai điểm.

Thứ nhất, cạnh tranh toàn diện, không chỉ trên thị trường nước ngoài mà còn đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với doanh nghiệp đến từ ASEAN mà còn phải cạnh tranh với

Hàng hóa, dịch vụ các nước ASEAN có chất lượng cao hơn trong nước. Các nước thuộc ASEAN+ lại có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh tốt hơn, công nghệ cao hơn và chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập.

Trong khi đó, đối với đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam, kinh nghiệm và sự sẵn sàng cho hội nhập chưa cao.

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải cố gắng vượt qua khó khăn thách thức do những bất ổn kinh tế”, ông Sơn cho biết.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Lấy ví dụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, ông Hồng Sơn cho biết, doanh nghiệp Thái Lan đang ồ ạt tiếp cận Việt Nam, hàng hóa thâm nhập mạnh vào trong nước, lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng cạnh tranh mạnh nhất.

Cộng thêm tầng lớp trung lưu của Việt Nam đã và đang có xu hướng tiêu dùng hàng hóa ngoại do chất lượng tốt, giá thành phù hợp.

Ngoài ra, cũng theo ông Hồng Sơn, đối mặt với cạnh tranh là sự di chuyển lao động chất lượng.

“Lao động có kỹ năng tự do di chuyển có thể dẫn đến chảy máu chất xám, lao động có kỹ năng của Việt Nam có khả năng đi ra bên ngoài, hướng tới các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam”, ông Hồng Sơn nhấn mạnh.

Vũ Minh (BizLive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • “Doanh nghiệp Việt đang thiếu hẳn những vũ khí để hội nhập”

    “Doanh nghiệp Việt đang thiếu hẳn những vũ khí để hội nhập”

    26/02/2015 2:54 PM

    Theo ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, mặc dù bộ phận doanh nghiệp là thành phần không thể thiếu khi chúng ta hội nhập với cộng đồng kinh tế thế giới. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thiếu hẳn những vũ khí để hội nhập do đó khá bị động.

  • Không mơ thành công chớp nhoáng

    Không mơ thành công chớp nhoáng

    27/07/2013 9:09 AM

    Từng sôi sục vì những cơ hội chóng vánh, từng chạy theo quan điểm đánh nhanh, thắng nhanh, nhưng giờ đây, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà đang thận trọng từng bước...

  • Sơn Hà và cuộc phiêu lưu bán lẻ

    Sơn Hà và cuộc phiêu lưu bán lẻ

    19/07/2012 4:04 PM

    Ra mắt đúng lúc thị trường bán lẻ đang trầm lắng, “tân binh” Hiway Supercenter vẫn mang theo nhiều dấu hỏi về tương lai của “ông chủ” Sơn Hà.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.